Mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học đạt kết quả tốt

Đệm lót được làm từ các nguyên liệu: trấu, mùn cưa, cám gạo, bột bắp và chế phẩm sinh học men Balasa N01. Kết quả, với giống gà ta chọn lọc, sau thời gian 85 ngày nuôi, gà đạt tỉ lệ sống trên 97%, trọng lượng bình quân 1,75 kg/con... Theo tính toán, với giá thành sản xuất 41.300 đồng/kg thịt gà hơi, trong khi giá bán hiện nay là 65.000 đồng/kg; mô hình cho thu nhập 88,27 triệu đồng; sau khi trừ chi phí, còn lãi 32,18 triệu đồng.
Anh Lê Thanh Hà, người tham gia mô hình, cho biết: “Chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học giúp giảm đáng kể chi phí, công chăm sóc, dọn dẹp thay phân, thay trấu lót cho gà như trước đây; chăn nuôi không có mùi hôi, không gây ô nhiễm môi trường do phân gà thải ra được vi sinh vật phân hủy; giảm được dịch bệnh cho gà, tỉ lệ gà sống đạt cao và tăng trọng nhanh. Nhờ vậy cho lãi cao hơn”.
Theo ông Nguyễn Văn Mẹo, cán bộ khuyến nông xã Tây Vinh, xã Tây Vinh hiện có đàn gà hơn 90.000 con; việc thực hiện thành công mô hình này hết sức có ý nghĩa, mở ra hướng phát triển chăn nuôi an toàn; đặc biệt là chăn nuôi gia trại và nông hộ với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nằm trong khu dân cư, nhờ hoàn toàn không gây mùi hôi, không làm ô nhiễm môi trường, giúp bà con nâng cao thu nhập.
Thạc sĩ Lê Thị Xuân, cán bộ Trung tâm KNKN, cho biết: “Đây là năm thứ 2 Trung tâm thực hiện chuyển giao tiến bộ KHKT, ứng dụng công nghệ mới sử dụng đệm lót sinh học vào chăn nuôi, cụ thể ở mô hình này là nuôi gà trên nền đệm lót. Có thể sử dụng đệm lót từ 6 tháng đến 1 năm; nếu bảo quản tốt, bổ sung trấu và men Balasa thường xuyên, có thể sử dụng hơn 3 năm. Việc sử dụng đệm lót giúp giảm đáng kể các loại bệnh về tiêu hóa, hô hấp của gà; giảm tiêu tốn thức ăn nhờ men Balasa, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế từ nuôi gà. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay, người chăn nuôi cần lưu ý xây dựng chuồng trại phải thoáng mát, đảm bảo vệ sinh”.
Với kết quả này, Trung tâm KNKN sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chuyển giao tiến bộ KHKT mới này, nhân rộng mô hình ra các địa phương trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Thực tế tại nhiều địa phương của Đại Lộc như: Đại Hồng, Đại Chánh, Đại Sơn, Đại Hưng… trâu là vật nuôi được bà con chú trọng. Việc nuôi trâu để tạo sức kéo, cày bừa không còn được quan trọng mà tạo sản phẩm hàng hóa mới là vấn đề cốt lõi tại các địa phương này.

Trong cơn mưa phùn nhỏ hạt, chúng tôi lội suối, rồi men theo triền đồi tìm đến rẫy chè của anh Đinh Văn Châm ở thôn Mai Lãnh Hữu, xã Long Mai, đúng vào lúc hai vợ chồng anh đang trồng chè theo mô hình trồng mới giống chè địa phương do Trung tâm khuyến nông huyện Minh Long thực hiện nhằm khôi phục lại cây chè xanh Minh Long.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp- Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Ba Tơ cho biết, nguyên nhân khiến trái dứa không còn được chuộng ở địa phương nữa là do chất lượng giống thoái hóa. Người dân bỏ lâu không chăm sóc, không trồng lại giống mới dẫn đến năng suất thấp, chất lượng kém, trái có vị chua...

Trong mục tiêu hiện đại hóa mọi mặt sản xuất nông nghiệp, công tác tuyên truyền, đào tạo, nâng cao trình độ canh tác cũng như trình độ quản lý trong sản xuất, kinh doanh cho nông dân có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng Vì vậy, hoạt động truyền thông được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Trị quan tâm hàng đầu và xem đây là khâu đi trước một bước để triển khai ứng dụng các tiến bộ KHKT mới cũng như truyền đạt các phương pháp quản lý trong sản xuất- kinh doanh và nhiều kiến thức khác cho nông dân.

Hiện nay, toàn tỉnh có 548 trang trại chăn nuôi, tăng 23 trang trại so với năm 2013. Trong đó có 253 trang trại chăn nuôi lợn với tổng số 58 nghìn con; 295 trang trại chăn nuôi gia cầm với tổng số 1,3 triệu con… Các trang trại mới tăng chủ yếu chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp: Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam…