Mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng trên nền đệm lót sinh học

Mô hình được thực hiện tại 2 hộ nuôi gà đẻ trứng giống Ai Cập với quy mô 1.800 con.
Các hộ sử dụng nền đệm lót sinh học được làm từ hỗn hợp giữa trấu (hoặc mùn cưa), bột ngô và men Balasa No1 nhằm phân hủy chất thải trong chuồng nuôi.
Kết quả tham quan thực tế cho thấy, sau 5 tháng triển khai, tỷ lệ gà được nuôi sống từ lúc nhập giống (1 ngày tuổi) đến lúc gà đẻ đạt 98,6%, tỷ lệ đẻ đạt 48 - 50%.
Dự kiến sau 30 tuần tuổi, tỷ lệ đẻ trung bình đạt 85%, năng suất trứng đạt 260 - 265 quả/mái/năm, đạt được yêu cầu mô hình đề ra.
Về hiệu quả kinh tế, chăn nuôi gà đẻ trứng trên nền đệm lót sinh học giúp người nông dân tiết kiệm 16.300 đồng/con so với phương thức chăn nuôi thông thường, do giảm chi phí thuốc thú y, phòng chống dịch bệnh, công lao động cũng giảm được 80%.
Đặc biệt, về mặt môi trường, chăn nuôi trên nền đệm lót làm cho không khí chuồng nuôi sạch sẽ, khô ráo, giảm hẳn mùi hôi thối trong khu dân cư.
Sau khi thảo luận tại hội nghị, các đại biểu thống nhất chăn nuôi gà đẻ trứng trên nền đệm lót sinh học đem lại nhiều hiệu quả về kinh tế, môi trường và đề xuất Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục cho triển khai nhân rộng mô hình ra nhiều địa phương khác.
Có thể bạn quan tâm

Những đề xuất này được đưa ra tại Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu “Cấu trúc ngành lúa gạo và lợi ích của người sản xuất nhỏ" do Liên minh Vì quyền của nông dân và hiệu qủa của nền nông nghiệp Việt Nam (Liên minh nông nghiệp) được diễn ra sáng nay (21/10), tại Hà Nội.

Hiện nay, hồ tiêu là loại cây trồng có nhiều ưu thế được nông dân trong tỉnh lựa chọn. Theo thống kê, hiện nay, toàn tỉnh có 11.466 ha tiêu (tăng 4.482 ha so với năm 2005); sản lượng khoảng 15.238 tấn, chiếm khoảng 5,35% tổng sản lượng cây công nghiệp của toàn tỉnh.

Nhằm hạn chế rủi ro do biến động thời tiết cũng như giá cả của thị trường, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đã chủ động phát triển kinh tế theo hướng tổng hợp đa cây, đa con, có thu nhập cao và ổn định.

Mường Ảng là huyện trọng điểm nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây cà phê của tỉnh. Cà phê đã trở thành cây mũi nhọn góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững cho nhân dân các dân tộc trong huyện.

Sau thời gian giảm giá mạnh, có lúc chỉ còn 8.000 đồng/m2, khiến người trồng cỏ nhung thua lỗ, thì hiện nay giá cỏ nhung tại TP.Sa Đéc đã bắt đầu tăng trở lại. Hiện tại, thương lái đến thu mua cỏ nhung tại vườn với giá 14.000 đồng/m2. Theo một số hộ trồng cỏ nhung, với giá bán hiện tại thì sau khi trừ chi phí, người trồng thu lợi nhuận khoảng 3.000 đồng/m2. Bình quân, cỏ được trồng sau một tháng thì thu hoạch và lợi nhuận trên mỗi công cỏ là khoảng 3 triệu đồng.