Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Đa Cây, Đa Con

Làm Giàu Từ Đa Cây, Đa Con
Ngày đăng: 22/10/2014

Nhằm hạn chế rủi ro do biến động thời tiết cũng như giá cả của thị trường, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đã chủ động phát triển kinh tế theo hướng tổng hợp đa cây, đa con, có thu nhập cao và ổn định.

Điển hình như mô hình kinh tế của gia đình bà Lê Thị Kim Liên ở thôn 17, xã Nhân Cơ (Đắk R’lấp) mỗi năm cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng từ 15 ha đất, với đủ loại cây trồng như tiêu, cà phê, cao su, cây ăn trái...

Bà Liên chia sẻ: “Trên cùng một diện tích đất, nhưng nếu biết khai thác và bố trí cây trồng một cách khoa học thì hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều. Những năm gần đây, trong khi không ít nông dân lao đao do giá cả thị trường nông sản luôn bấp bênh, nhưng gia đình tôi vẫn ổn định nhờ đa dạng hóa cây trồng vật nuôi”.

Với kết quả đạt được, trong 5 năm liền bà đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh và có nhiều người đến tham quan, học hỏi mô hình làm ăn.

Tương tự, gia đình anh Nguyễn Văn Dương ở thôn 12, xã Nam Dong (Chư Jút) cũng đã thành công với mô hình VAC (vườn, ao, chuồng). Theo đó, hàng năm, trang trại luôn duy trì được đàn heo thịt trên 200 con và 25 con heo nái, ít bệnh tật, luôn phát triển tốt. Ngoài ra, với 5 ha đất, gia đình còn đầu tư vào việc trồng cà phê, cao su, mía và đào ao nuôi cá. Theo ước tính, trừ tất cả mọi chi phí sản xuất, hàng năm, gia đình anh có thu nhập trên 700 triệu đồng.

Anh Dương cho biết: “Việc phát triển kinh tế theo hướng đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi đã mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho gia đình, hạn chế được những rủi ro do thời tiết và những biến động của thị trường”.

Còn gia đình anh Nguyễn Văn Thắng, thôn Đắk Suôn, xã Quảng Tân (Tuy Đức) thì với 4 ha đất, anh đã đầu tư trồng cà phê, tiêu, cây ăn trái và chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập, anh Thắng đã chủ động tìm hiểu tiến bộ kỹ thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia các buổi hội thảo cũng như học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, rồi áp dụng thực tế vào gia đình.

Trong quá trình chăm sóc, anh luôn tuân thủ nguyên tắc 4 đúng (đúng cách, đúng thời gian, đúng liều lượng và đúng nồng độ), nên vườn rẫy luôn xanh tốt, ít bệnh tật, mỗi năm thu nhập hơn 400 triệu đồng.

Anh Thắng cho biết: “Việc xen canh và đa dạng hóa cây trồng góp phần giảm thiểu chi phí đầu tư cũng như công chăm sóc. Nhờ đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi mà những năm gần đây gia đình tôi ít bị ảnh hưởng bởi sự biến động của thị trường”.

Có thể thấy, nhờ tích cực trong lao động, cộng với đức tính kiên trì, chịu khó, biết tiếp thu cái mới để áp dụng vào sản xuất, mà nhiều hộ nông dân đã vượt qua khó khăn, trở thành những điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn mới ở các địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Giá Trị Sản Xuất Thủy Sản Tháng 1 Bằng 108,8% So Với Cùng Kỳ 2014 Giá Trị Sản Xuất Thủy Sản Tháng 1 Bằng 108,8% So Với Cùng Kỳ 2014

Hiện các hộ nuôi đang tập trung tận thu các sản phẩm thủy sản, chuẩn bị vật tư thiết bị cải tạo ao đầm phục vụ cho vụ nuôi xuân hè. Các trại, cơ sở sản xuất giống, nuôi thương phẩm theo dõi diễn biến của thời tiết, chủ động phòng, chống rét cho đàn thủy sản bố mẹ, giống và con nuôi thương phẩm.

06/02/2015
Thị Xã Tân Châu (An Giang) Quan Tâm Phát Triển Mô Hình Nuôi Lươn Thương Phẩm Thị Xã Tân Châu (An Giang) Quan Tâm Phát Triển Mô Hình Nuôi Lươn Thương Phẩm

Lươn đồng (có tên khoa học là Monopterus albus) là loài thủy sản đang được nhiều hộ nông dân ở thị xã Tân Châu (An Giang) thả nuôi trong các bể xi măng và bể lót bạt nilong.Theo số liệu điều tra ở cuối năm 2014, toàn thị xã có 872 hộ nuôi lươn với tổng diện tích thả nuôi là 41.110 m2, trong đó tập trung nhiều ở xã Tân An với 377 hộ nuôi và chiếm 57,95 % diện tích nuôi lươn của toàn thị xã.

06/02/2015
Thú Y Thủy Sản Thiếu Và Yếu Thú Y Thủy Sản Thiếu Và Yếu

Thủy sản trở thành ngành hàng quan trọng trong việc mang về ngoại tệ cho đất nước với gần 8 tỷ USD năm 2014, trong đó riêng con tôm nước lợ đã chiếm 50% tổng kim ngạch với 4 tỷ USD giá trị xuất khẩu, kế đến là cá tra, dù chưa hết khó khăn nhưng vẫn giữ vị trí số 2 với 1,8 tỷ USD. Hai mặt hàng này vẫn là thế mạnh của thủy sản Việt.

06/02/2015
Cà Mau Thu Hoạch Cá Bổi Cà Mau Thu Hoạch Cá Bổi

Năm 2014, huyện Trần Văn Thời có gần 200 ha ao, đầm nuôi cá bổi, ước tổng sản lượng hơn 4.000 tấn. Mặc dù thời gian gần đây diện tích nuôi cá bổi thương phẩm ở huyện Trần Văn Thời ngày một tăng lên, nhưng do năm nay giá cá bổi giảm mạnh nên người dân có lãi rất thấp.

06/02/2015
Bà Rịa Vũng Tàu Đánh Bắt Ghẹ, Ốc Hương Bằng Rập Đang Ăn Nên Làm Ra Bà Rịa Vũng Tàu Đánh Bắt Ghẹ, Ốc Hương Bằng Rập Đang Ăn Nên Làm Ra

Theo ngư dân Nguyễn Văn Út, ở phường Thắng Tam (TP. Vũng Tàu), nghề rập ghẹ, ốc đã có ở đất Vũng Tàu từ những năm 90 của thế kỷ trước, là nghề truyền thống của những ngư dân gốc Bình Định, Quảng Ngãi di cư vào Nam. Ở BR-VT, ngư dân hành nghề rập ghẹ, ốc tập trung chủ yếu ở khu vực Xóm Lưới (TP. Vũng Tàu), thị rấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ), Trước đây chỉ có vài chục chiếc, nay đã phát triển mạnh với hàng trăm chiếc tàu, ghe đánh bắt ghẹ, ốc bằng rập.

06/02/2015