Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Chăn Nuôi Gà An Toàn Sinh Học Áp Dụng VietGAP Hiệu Quả

Mô Hình Chăn Nuôi Gà An Toàn Sinh Học Áp Dụng VietGAP Hiệu Quả
Ngày đăng: 16/05/2012

Năm 2011, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm khuyến nông Tuyên Quang đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn triển khai mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học và áp dụng VietGAP tại 15 hộ nông dân thuộc xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn. Số lượng gà giống Ri Lai của mô hình là 3.200 con, bình quân mỗi hộ nuôi từ 150 đến 200 con, có hộ nuôi tới 300 con

Các hộ tham gia mô hình được nhà nước hỗ trợ 100% giá trị con giống, thức ăn chăn nuôi và thuốc sát trùng, thuốc thú y.

Để đạt được mục tiêu mô hình đề ra, ngay từ khi triển khai thực hiện mô hình, cán bộ khuyến nông đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền, ban ngành, đoàn thể ở cơ sở, lựa chọn các hộ gia đình có đủ điều kiện tham gia mô hình. Trung tâm cũng tổ chức tập huấn kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng các loại vắcxin cho đàn gà; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học và áp dụng ViêtGAP nên đàn gà của mô hình sinh trưởng, phát triển tốt, không có dịch bệnh xảy ra.

Hộ gia đình ông Đỗ Ngọc Sang, thôn Đồng Rôm, xã Nhữ Hán huyện Yên Sơn cho biết: gia đình ông đã chăn nuôi gà thịt từ nhiều năm, mỗi năm bán ra thị trường từ 200 đến 300 kg gà thịt. Năm nay, gia đình ông được chọn tham gia mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học, với tổng số 150 con gà Ri lai. Trong quá trình chăn nuôi ông đã thực hiện tốt quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, đến nay đàn gà của gia đình ông sinh trưởng, phát triển tốt, gà nuôi đến 70 ngày tuổi đạt khối lượng bình quân từ 2,0 - 2,2 kg/con, tiêu tốn thức ăn từ 2,4 – 2,6 kg/kg gà tăng trọng, tỷ lệ sống của đàn gà đạt 98%. Trước Tết Nguyên Đán vừa qua, ông đã bán toàn bộ số gà trống thu về được trên 5 triệu đồng, còn lại số gà mái ông tiếp tục nuôi để cho đẻ trứng.

Từ kết quả bước đầu đạt được của mô hình, đã giúp người chăn nuôi nâng cao kiến thức kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng chống dịch bệnh cho đàn gà, thúc đẩy phát triển phong trào chăn nuôi gà thịt theo hướng an toàn sinh học, góp phần ổn định đời sống người dân tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Thị trường thiết bị chăn nuôi sân của hàng nội Thị trường thiết bị chăn nuôi sân của hàng nội

Đồng Nai là nơi phát triển mạnh về chăn nuôi. Do đó, ngành sản xuất thiết bị chăn nuôi, thiết bị xây dựng chuồng trại cũng sớm hình thành và không ngừng phát triển. Từ hình thức sản xuất theo hướng gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng của người chăn nuôi, ngày càng nhiều doanh nghiệp (DN), cơ sở đầu tư công nghệ hiện đại vào sản xuất, xây dựng thương hiệu riêng để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

23/07/2015
Giá thành sản xuất lúa Hè thu năm 2015 tại Hậu Giang là 4.010 đồng/kg Giá thành sản xuất lúa Hè thu năm 2015 tại Hậu Giang là 4.010 đồng/kg

Sau khi thống nhất với Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính vừa công bố giá thành sản xuất lúa vụ Hè thu năm 2015 ở các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. Theo đó, giá thành bình quân toàn vùng là 4.099 đồng/kg, cao hơn 196 đồng/kg so với cùng kỳ. Riêng tỉnh Hậu Giang, giá thành sản xuất trong vụ Hè thu năm nay là 4.010 đ/kg.

23/07/2015
Nông dân bỏ khoai trồng lúa Nông dân bỏ khoai trồng lúa

+ Giá khoai lang giảm 50.000 - 70.000 đ/tạ Theo nhiều nông dân ở huyện Bình Tân (Vĩnh Long), giá khoai lang tím Nhật thu mua tại các vựa ở Bình Minh chỉ còn 180.000 - 200.000 đ/tạ (loại đúng lứa từ 4 - 4,5 tháng), thấp hơn tháng trước từ 50.000 - 70.000 đ/tạ.

23/07/2015
ăng cường quản lý dư lượng thuốc BVTV trên cây rau và chè ăng cường quản lý dư lượng thuốc BVTV trên cây rau và chè

UBND TP Đà Lạt cho biết vừa có văn bản gửi các cơ quan chức năng và UBND các phường, xã trên địa bàn TP về việc “Tăng cường triển khai công tác bảo vệ thực vật đối với sản xuất rau, chè an toàn trên địa bàn thành phố Đà Lạt”.

23/07/2015
3 cách làm nông mới ở doanh nghiệp Phong Thúy 3 cách làm nông mới ở doanh nghiệp Phong Thúy

Từ nhà nông trở thành nhà doanh nghiệp, trong 25 năm qua, anh Nguyễn Hồng Phong (thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng) đúc kết 3 cách làm ăn mới để ổn định và phát triển trong thị trường nông sản cạnh tranh gồm: sản xuất an toàn, sản xuất khép kín và sản xuất liên kết.

23/07/2015