Mô hình 2 lúa, 1 bắp

Điển hình của mô hình này là ở vụ đông xuân 2014 - 2015 mới đây, xã Đức Phú đã thực hiện mô hình luân canh cây trồng 2 vụ lúa, 1 vụ bắp đông xuân, trên diện tích 26 ha của 102 hộ tham gia, với tổng kinh phí 195 triệu đồng. Đây là mô hình được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Tánh Linh và xã Đức Phú triển khai bằng kinh phí sự nghiệp nông nghiệp.
Mục đích của mô hình nhằm chuyển đổi ruộng sản xuất 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa, 1 vụ bắp đông xuân, nhằm tiết kiệm nước tưới cuối vụ; cải thiện đất canh tác và môi trường sinh thái nông nghiệp, tăng lợi nhuận trên cùng đơn vị diện tích. Theo đó, địa điểm được địa phương lựa chọn triển khai mô hình là khu vực đồng Kè thuộc thôn 4, xã Đức Phú, với giống bắp lai CP333.
Trên 100 hộ nông dân được Nhà nước hỗ trợ 100% giống và 30% vật tư. Ngoài ra, nông dân còn được hỗ trợ kinh phí tập huấn, tài liệu kỹ thuật. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư ký hợp đồng với 1 cán bộ kỹ thuật của xã Đức Phú thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện hướng dẫn các hộ chăm sóc, bón phân theo đúng quy trình; đồng thời thông báo tình hình sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Theo cán bộ thuộc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, giống bắp CP333 được trồng tại xã Đức Phú thích nghi với điều kiện sản xuất tại địa phương, có khả năng cho năng suất cao, bình quân 12 tấn hạt tươi/ha. Kết quả thực hiện mô hình cho thấy, trồng bắp lai vụ đông xuân 2014 - 2015 có hiệu quả hơn trồng lúa.
Lợi nhuận cao hơn gần 4 triệu đồng/ha, tương ứng tỉ suất lợi nhuận tăng khoảng 47%. Chi phí sản xuất cho 1 kg bắp thấp, khoảng 3/5 lần so với lúa, sâu bệnh không đáng kể. Tuy nhiên, giống bắp này có thời gian sinh trưởng khá dài ngày (105 ngày) nên nguồn nước tưới cuối vụ là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Ông Huỳnh Tùng, một trong những hộ tham gia mô hình nhận xét: Quá trình thực hiện mô hình, mặc dù một số diện tích bị ảnh hưởng xấu do mưa trái mùa, nhưng lợi nhuận của việc trồng bắp vẫn cao hơn so với trồng lúa vụ đông xuân, nhờ giảm được công lao động, chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ngoài ra mô hình còn diệt được cỏ dại trong đất để sản xuất lúa vụ hè thu tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm

UBND TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) cho biết, hiện trên địa bàn TP có 219 doanh nghiệp và cơ sở chế biến, kinh doanh trà; gồm 58 doanh nghiệp và 161 cơ sở cá thể.

Do đây là lần đầu tiên Cty TNHH Hùng Cá có lô hàng vi phạm nên VPSS đã thông báo áp dụng chế độ kiểm tra tăng cường đối với lô hàng được sản xuất tại Cty này, đồng thời yêu cầu Cty TNHH Hùng Cá điều tra nguyên nhân lây nhiễm và áp dụng các hành động khắc phục phù hợp nhằm ngăn ngừa XK vào Nga các sản phẩm không đảm bảo ATTP.

BOX: ĐBSCL hiện có khoảng 11.000 ha bưởi Năm Roi và da xanh. Theo quy hoạch đến năm 2020, các tỉnh ĐBSCL sẽ trồng thêm 25.000 ha bưởi Năm Roi và bưởi da xanh, nhằm phục vụ cho XK. Như vậy sẽ nâng tổng diện tích bưởi đặc sản của vùng ĐBSCL lên 36.000 ha. Trong đó, Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre là 3 tỉnh có diện tích bưởi lớn nhất, chiếm 74% diện tích bưởi toàn vùng.

Nhờ thời tiết năm nay thuận lợi, không xảy ra mưa lũ nên mai lá năm nay sinh trưởng và phát triển tốt, cây không bị sâu bệnh, lá xanh, dáng đẹp nên thương lái xem rất ưng ý. Gía bán mai cũng tăng lên từ 15-20% so với năm ngoái nên nhiều nhà vườn thời điểm này đã có doanh thu hàng trăm triệu đồng.

Hiện, huyện Lạng Giang đã thành lập Hội Sản xuất và tiêu thụ nấm với gần 300 hội viên tham gia, mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng nghìn tấn nấm thương phẩm, gồm các loại chủ yếu là nấm sò, nấm mộc nhĩ, nấm mỡ... đem lại doanh thu vài trăm triệu đồng cho mỗi hộ sản xuất.