Mở Đường Cho Trái Xoài Vào Hàn Quốc

Theo tiến sĩ Nguyễn Hữu Đạt - Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 thuộc Cục Bảo vệ thực vật (NPPO), Bộ NNPTNT, phía Việt Nam đã hoàn tất bản danh sách dịch hại, sâu bệnh có trên trái xoài gồm 12 loài: Ruồi đục quả (7 loài), bọ vòi voi (3 loài), nấm bệnh (2 loài) cùng các giải pháp loại trừ và chống tái nhiễm.
Cơ quan bảo vệ thực vật Hàn Quốc cũng đã qua Việt Nam khảo sát các vườn trồng và đánh giá quy trình sản xuất, bảo quản, đóng gói của Việt Nam. Phía Việt Nam chỉ còn công việc hoàn tất danh sách các nhà vườn, nhà đóng gói đủ tiêu chuẩn tham gia chương trình xuất khẩu và đã được NPPO Việt Nam cấp mã số, và gửi cho NPPO Hàn Quốc để họ phê duyệt và xem xét đưa ra những điều kiện nhập khẩu chính thức cho trái xoài Việt Nam..
Theo TS Đạt, không chỉ Hàn Quốc mà các chuyên gia Mỹ, New Zealand… rất hài lòng về giải pháp bao trái xoài đang được nông dân Việt Nam áp dụng rộng rãi tại các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp,… Biện pháp này giúp hạn chế khá tốt sâu bệnh gây hại trên trái và còn giúp tránh “vượt ngưỡng” tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong trường hợp có sử dụng. Chính vì thế, đây là điều kiện chắc chắn sẽ có trong quy trình kỹ thuật trồng trọt trái xoài để được nhập vào Hàn Quốc. “Giống như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng yêu cầu xử lý trái, phòng trừ ruồi đục quả trên trái xoài bằng hơi nước nóng trước khi xuất khẩu qua nước họ” - TS Đạt cho biết.
Một yếu tố quan trọng khác mà các nhà vườn và doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý là lựa chọn giống xoài đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng Hàn Quốc bởi hiện có rất nhiều loại xoài của các nước Thái Lan, Indonesia, Philippines, Đài Loan (Trung Quốc) đang có mặt tại đất nước này. Các doanh nghiệp Hàn Quốc với phương pháp cảm quan (lần 1) đang đánh giá cao xoài cát chu Đồng Tháp hơn xoài cát Hòa Lộc.
Theo TS. Đạt, nếu không có gì thay đổi, dự kiến trong khoảng 1 - 2 tháng nữa là trái xoài Việt Nam có thể “thẳng tiến” vào Hàn Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Đó là nông dân Lê Thành Đôn (sinh năm 1970), ngụ ấp Hưng Thạnh, xã Châu Hưng (Bình Đại - Bến Tre). Anh Đôn được tuyên dương, báo cáo điển hình là nông dân sản xuất giỏi năm 2014.

Để kiểm soát và phân biệt được giống sâm Ngọc Linh, góp phần nâng cao năng suất chất lượng trong sản xuất giống và yêu cầu quản lý nguồn giống sâm Ngọc Linh trên địa bàn, tỉnh Kon Tum phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc (thuộc Viện Dược liệu Bộ Y tế) nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cây giống sâm Ngọc Linh.

Ngày 8/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đã triển khai mô hình chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ rau - quả hữu cơ tại phường Cự Khối (quận Long Biên).

Thời điểm gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đang đến gần khiến nhiều sản phẩm trong nước đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ những thị trường đầy tiềm năng của khu vực. Sản phẩm mía đường cũng không phải là ngoại lệ. Ý thức được điều đó, từ doanh nghiệp đến bà con nông dân đã và đang có những bước “chuyển mình” để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tính đến nay, đã có 11,29 ha cây đương quy tại các xã Na Hối, Lùng Phình, Tà Chải, Nậm Mòn (Bắc Hà - Lào Cai) bị thiệt hại do nắng hạn và bệnh vi khuẩn thối gốc.