Mở đường cho trái cây Việt xuất ngoại

Theo Cục Bảo vệ Thực vật, thời gian qua, cục đã hoàn tất nhiều hồ sơ và thủ tục kỹ thuật để xuất khẩu trái cây Việt Nam sang nhiều thị trường khó tính. Cụ thể, cục đã đàm phán với Nhật Bản và đã đáp ứng được hết các yêu cầu của phía Nhật Bản đối với trái xoài. Theo đó, trong tháng 9 này, phía Nhật Bản sẽ mở cửa cho xoài Việt Nam được xuất khẩu sang nước của họ.
Đối với thị trường New Zealand, quốc gia này đã thông báo trong tháng 10 tới, sẽ có một đoàn chuyên gia của họ sang đàm phán lần cuối cùng với phía Việt Nam để mở cửa trở lại cho trái chôm chôm Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường Đài Loan cũng đã đưa ra điều kiện nhập khẩu cuối cùng để trái thanh long Việt có thể được xuất khẩu sang thị trường này một cách sớm nhất.
Ông Hoàng Trung cũng cho biết thêm, đối với thị trường Úc, phía Việt Nam cũng đã đàm phán để có thể đưa xoài Việt Nam xuất khẩu trở lại thị trường Úc.
Đối với thị trường Mỹ, ông Trung cho hay, phía Việt Nam đã hoàn tất các thủ tục kỹ thuật với vú sữa và xoài. “Về phía Bộ và cơ quan liên quan vẫn đang tiếp tục thúc đẩy phía Mỹ mở cửa cho hai loại trái cây này nhưng không hiểu vì lý do gì, mọi thủ tục đã xong mà phía Mỹ vẫn chưa cho phép,"ông Trung nói.
Về diễn biến tình hình xuất khẩu, trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 8 tiếp tục suy giảm, đạt 2,4 tỉ đô la Mỹ, giảm hơn 10% so với tháng 7, thì xuất khẩu rau quả lại có xu hướng tăng, đạt tốc độ tăng 40,8% so với tháng trước.
Theo ông Hoàng Trung, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu nông sản lớn của Việt Nam và kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường này tăng đều ở nhiều mặt hàng trong 8 tháng đầu năm. Cụ thể, nếu như cả năm 2014 Việt Nam mới xuất khẩu được 700.000 tấn thanh long nhưng chỉ riêng 8 tháng đầu năm 2015 đã xuất được 700.000 tấn sang thị trường này. Đồng thời, chúng ta cũng xuất được 150.000 tấn vải và 7.000 tấn nhãn và khoảng 3.000
Có thể bạn quan tâm

“Tàu cá ra khơi nhiều, việc vận chuyển hàng hóa và người đi ra những con tàu neo đậu xa bến cảng khiến chị em đưa đò có việc làm thường xuyên, ít nhất mỗi ngày cũng kiếm được một vài trăm ngàn”, chi Lê Thị Muội, một người đưa đò ở cảng cá Quy Nhơn, tâm sự.

Mô hình nuôi cá chép lai ở xã Liên Châu (huyện Thanh Oai, Hà Nội) bước đầu triển khai có hiệu quả, song người nuôi vẫn khó khăn về vốn, quỹ đất nuôi trồng thủy sản, nguồn nước...

Hiện nay toàn tỉnh Điện Biên có trên 480.000 con gia súc và đàn gia cầm có trên 3.000.000 con. Thực hiện chủ trương đưa ngành chăn nuôi trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp, xóa đói giảm nghèo, một số địa phương trên địa bàn bước đầu hình thành vùng chăn nuôi tập trung, như: huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa...

Việc các phương tiện thông tin đại chúng tại Đài Loan cho là hàng nông sản Việt Nam nhiễm chất độc hóa học dioxin đã khiến nông dân trong tỉnh bị vạ lây khi mà thương lái vin vào cớ này để kì kèo ép giá...

Sau nhiều năm triển khai thực hiện Nghị quyết 30a về giảm nghèo nhanh, bền vững, năm 2013, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) đã chọn con trâu là con giống hỗ trợ người nghèo. Qua gần một năm chăn thả, đàn trâu 30a đã khẳng định đây là lựa chọn đúng đắn, phù hợp, mở ra hướng giảm nghèo hiệu quả trên địa bàn Sơn Tây.