Mở đường cho trái cây Việt xuất ngoại

Theo Cục Bảo vệ Thực vật, thời gian qua, cục đã hoàn tất nhiều hồ sơ và thủ tục kỹ thuật để xuất khẩu trái cây Việt Nam sang nhiều thị trường khó tính. Cụ thể, cục đã đàm phán với Nhật Bản và đã đáp ứng được hết các yêu cầu của phía Nhật Bản đối với trái xoài. Theo đó, trong tháng 9 này, phía Nhật Bản sẽ mở cửa cho xoài Việt Nam được xuất khẩu sang nước của họ.
Đối với thị trường New Zealand, quốc gia này đã thông báo trong tháng 10 tới, sẽ có một đoàn chuyên gia của họ sang đàm phán lần cuối cùng với phía Việt Nam để mở cửa trở lại cho trái chôm chôm Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường Đài Loan cũng đã đưa ra điều kiện nhập khẩu cuối cùng để trái thanh long Việt có thể được xuất khẩu sang thị trường này một cách sớm nhất.
Ông Hoàng Trung cũng cho biết thêm, đối với thị trường Úc, phía Việt Nam cũng đã đàm phán để có thể đưa xoài Việt Nam xuất khẩu trở lại thị trường Úc.
Đối với thị trường Mỹ, ông Trung cho hay, phía Việt Nam đã hoàn tất các thủ tục kỹ thuật với vú sữa và xoài. “Về phía Bộ và cơ quan liên quan vẫn đang tiếp tục thúc đẩy phía Mỹ mở cửa cho hai loại trái cây này nhưng không hiểu vì lý do gì, mọi thủ tục đã xong mà phía Mỹ vẫn chưa cho phép,"ông Trung nói.
Về diễn biến tình hình xuất khẩu, trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 8 tiếp tục suy giảm, đạt 2,4 tỉ đô la Mỹ, giảm hơn 10% so với tháng 7, thì xuất khẩu rau quả lại có xu hướng tăng, đạt tốc độ tăng 40,8% so với tháng trước.
Theo ông Hoàng Trung, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu nông sản lớn của Việt Nam và kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường này tăng đều ở nhiều mặt hàng trong 8 tháng đầu năm. Cụ thể, nếu như cả năm 2014 Việt Nam mới xuất khẩu được 700.000 tấn thanh long nhưng chỉ riêng 8 tháng đầu năm 2015 đã xuất được 700.000 tấn sang thị trường này. Đồng thời, chúng ta cũng xuất được 150.000 tấn vải và 7.000 tấn nhãn và khoảng 3.000
Có thể bạn quan tâm

Bước vào mùa mưa giá dừa tươi bắt đầu xu hướng giảm do nhu cầu giải khát không cao. Hiện nay, giá dừa tươi tại vườn chỉ được các thương lái thu mua với giá từ 25.000-28.000 đồng/chục (mỗi chục bằng 12 trái) so với mức giá hơn 60.000 đồng/chục trong mùa nắng.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP): Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản nửa cuối năm tiếp tục sụt giảm, ước tính cả năm, xuất khẩu tôm sang thị trường này sẽ chỉ đạt khoảng 600 triệu USD, giảm 19% so với năm 2014.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng hiệu suất, giá trị và lợi nhuận cho nông dân đã được Bộ NN&PTNT khuyến cáo các tỉnh, thành vùng ĐBSCL thực hiện. Theo các nhà chuyên môn, trong hoàn cảnh giá lúa bấp bênh, tình hình xuất khẩu gạo gặp khó thì việc giảm diện tích đất lúa kém hiệu quả để chuyển sang trồng cây khác là vấn đề cấp bách. Song, việc trồng cây gì, bán ở đâu, ai mua, giá bao nhiêu,... vẫn là bài toán nan giải.

Chỉ bằng nghề trồng chuối tây, hàng trăm hộ dân ở xã Kim Bình (huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang) đã có thu nhập từ 100 triệu đồng/hộ trở lên. Chuối tây ở Kim Bình giờ được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với số lượng và giá cả ổn định.

Không để cái nghèo đói đeo bám khi quanh năm gắn bó với ruộng nương, lão nông Păng Ting Sin đã mạnh dạn chuyển đổi canh tác cây trồng theo hướng nông nghiệp công nghệ cao và ông đã thành công với 1ha hoa hồng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.