Trái cây xuất khẩu còn nhiều thách thức

Xoài Cát chu được xuất khẩu sang Nhật Bản.
Việc các loại trái cây của Việt Nam được xuất khẩu đi nhiều nước khó tính như thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc là một tín hiệu tốt, nhưng để việc xuất khẩu bền vững lâu dài thì vẫn còn nhiều thách thức đặt ra đối với một số vùng trồng cây ăn trái Nam bộ.
Những ngày này công nhân các công ty đóng gói xuất khẩu trái cây ở huyện Châu Thành, tỉnh Long An đang tất bật cho việc xuất khẩu thanh long đi Nhật, đây cũng là một trong bốn công ty ở Việt Nam được phía Nhật cấp chứng nhận cho xuất khẩu xoài vì đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng.
Tuy nhiên, theo đại diện công ty, dù xoài đã được phía bạn chấp nhận nhưng mặt hàng này đang phải đối mặt với sự hoành hành của sâu bệnh mà chưa có cách nào khắc phục triệt để.
Ông Nguyễn Hoàng Huy - Giám đốc Công ty Hoàng Huy cho biết: “Ở đây chúng tôi chỉ xử lý được trứng ruồi, còn nếu có nấm thì khó lắm. Trái xoài Cát chu ngon nhưng nấm và quầng đen chưa xử lý được, mong Nhà nước vào cuộc để nghiên cứu xử lý tình trạng này”.
Ngoài ra để duy trì lượng hàng xuất khẩu đều trong các tháng cũng là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây hiện nay. Bởi xoài chỉ có mùa vụ cố định, lượng hàng này xuất khẩu đi Nhật hiện nay vẫn còn khá hạn chế, chỉ vài trăm tấn mỗi năm, thua xa nhu cầu cần đáp ứng.
Hiện Đồng Tháp cũng đang tính đến phương án lập trung tâm nghiên cứu về xoài để nâng cao về chất và lượng xoài địa phương, đồng thời khẩn trương áp dụng biện pháp loại bỏ sai phạm, nâng cao trách nhiệm của người dân trong việc tham gia sản xuất trái cây xuất khẩu.
Ông Trần Văn Công - Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Chúng tôi sẽ xử lý nhắc nhở với những trường hợp làm sai, thậm chí cho người dân đó ra khỏi hợp tác xã. Đồng thời phải gắn trách nhiệm của hợp tác xã với xã viên và với sản phẩm của mình”.
Hiện Đồng Tháp đã lập thêm một hợp tác xã trồng xoài chất lượng cao, cùng với đó là kêu gọi thêm nhà đầu tư để tạo ra chuỗi liên kết từ đầu vào tới đầu ra ổn định để người dân gắn bó lâu dài với trái cây đặc sản này.
Có thể bạn quan tâm

Người dân đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng ngọt hóa lại bùng phát ở huyện Bình Đại (Bến Tre) đe dọa 8,3 km tuyến đê bao ngọt hóa ven sông Tiền và 13 cống dưới đê có tổng trị giá 169 tỷ đồng vừa mới khởi công, khiến ngành chức năng Bến Tre lúng túng xử lý.

Ngày 21/3/2013, đoàn kiểm tra gồm ông Đỗ Văn Nam, Phó Vụ trưởng vụ Khoa học và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Thủy sản), ông Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng Trường cao đẳng Thủy sản, cùng một số cán bộ đã đến thăm mô hình nuôi cá lồng tại Bãi Miễu, thôn Trí Nguyễn, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Mô hình có 4 hộ tham gia với đối tượng nuôi là cá chim vây vàng và cá chẽm.

Năm 2008, tôm thẻ chân trắng được cho phép nuôi đại trà ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhằm để đa dạng hóa đối tượng nuôi và chủng loại sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, qua thời gian phát triển hơn 5 năm, phần lớn nông dân nuôi tôm nước lợ ở Tiền Giang đã chọn tôm thẻ chân trắng.

Dịch lợn tai xanh đã và đang lây lan nhanh tại một số tỉnh miền Trung, nhất là tại các địa bàn chăn nuôi trọng điểm.

Trong tiến trình phát triển nghề nuôi thủy sản, tỉnh đã quy hoạch 2 vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung. Tuy nhiên, sau một thời gian quy hoạch được thông qua, hiện nay 2 vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Việc triển khai quy hoạch như mục tiêu ban đầu đang gặp phải nhiều khó khăn.