Mít Rớt Giá Vì Tin Đồn Thất Thiệt

Những ngày qua, người trồng mít ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang và các địa phương lân cận lao đao vì giá bán mít xuống thấp so với từ trước đến nay. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do tin đồn thất thiệt về việc nhà vườn thu hoạch mít non xử lí thuốc cho mau chín bán ra thị trường.
Khoảng 1 tháng nay, giá bán mít liên tục sụt giảm, cao điểm nhất là trong tuần qua, giá mít rớt xuống chỉ còn khoảng 7.000 đồng/kg, giảm hơn một nửa so với tháng trước.
Theo các vựa mít tại huyện Cai Lậy thì tin đồn này xuất phát từ các thương lái thu mua mít dạo muốn ép giá của nông dân. Riêng các vựa mít tại địa phương thường vào tận vườn nông dân đặt cọc tiền trước nên chỉ thu hoạch mít già hoặc chín.
Trước tình trạng giá mít rớt xuống thấp vì tin đồn thất thiệt này, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cai Lậy đã đi thực tế và khẳng định từ trước đến giờ chưa có chuyện nông dân thu hoạch mít non, nhúng thuốc xử lí cho mau chín để bán. Bởi vì đặc điểm của mít là càng chín thì trọng lượng càng tăng nên nông dân chỉ thu hoạch mít già để tăng năng suất.
Có thể bạn quan tâm

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, sự linh hoạt được coi là ưu điểm quan trọng sẽ giúp khối doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tận dụng cơ hội tại sân chơi mới TPP.

Hội nhập càng sâu với thế giới, hàng Việt càng nguy cơ bị cạnh tranh nhiều, nhưng công cụ phòng vệ thương mại vẫn ít được doanh nghiệp dùng.

Để nắm bắt thời cơ hội nhập quốc tế, khởi nghiệp không chỉ là chuyện của cộng đồng doanh nghiệp, mà còn là chuyện chung của cả xã hội.

Thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh đã quan tâm nghiên cứu, đưa vào ứng dụng các đề tài, dự án, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là mang lại cuộc sống mới cho người dân nông thôn.

Trong tổng số khoảng 3.500 doanh nghiệp cả nước hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thì phần lớn trong số này có quy mô nhỏ, vốn dưới 5 tỷ đồng.