Mít Rớt Giá Vì Tin Đồn Thất Thiệt

Những ngày qua, người trồng mít ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang và các địa phương lân cận lao đao vì giá bán mít xuống thấp so với từ trước đến nay. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do tin đồn thất thiệt về việc nhà vườn thu hoạch mít non xử lí thuốc cho mau chín bán ra thị trường.
Khoảng 1 tháng nay, giá bán mít liên tục sụt giảm, cao điểm nhất là trong tuần qua, giá mít rớt xuống chỉ còn khoảng 7.000 đồng/kg, giảm hơn một nửa so với tháng trước.
Theo các vựa mít tại huyện Cai Lậy thì tin đồn này xuất phát từ các thương lái thu mua mít dạo muốn ép giá của nông dân. Riêng các vựa mít tại địa phương thường vào tận vườn nông dân đặt cọc tiền trước nên chỉ thu hoạch mít già hoặc chín.
Trước tình trạng giá mít rớt xuống thấp vì tin đồn thất thiệt này, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cai Lậy đã đi thực tế và khẳng định từ trước đến giờ chưa có chuyện nông dân thu hoạch mít non, nhúng thuốc xử lí cho mau chín để bán. Bởi vì đặc điểm của mít là càng chín thì trọng lượng càng tăng nên nông dân chỉ thu hoạch mít già để tăng năng suất.
Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu cá cảnh đang mang lại lợi nhuận khá cao cho nhiều hộ nông dân tại TP.HCM và một số tỉnh ĐBSCL như Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp... khi giá cá ổn định, liên tục có nhiều đơn hàng mới. Xuất khẩu tăng

Đại diện cơ quan quản lý và một số doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm trong nước cho rằng thương nhân Trung Quốc mua nguyên liệu tôm (tôm tươi chưa qua chế biến) tại nhiều địa phương trong cả nước nhằm mục đích phá hoại ngành tôm nội địa nhưng đại diện người nuôi tôm thì lại không cho là như vậy.

Trước tình trạng thương lái ồ ạt thu mua tôm bán cho Trung Quốc, các ngành chức năng ở tỉnh Phú Yên đang nhiều mở đợt kiểm tra tại các địa phương ven biển.

Những năm gần đây, được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, huyện An Lão (Bình Định) đã triển khai chương trình cải tạo đàn bò, tăng tỉ lệ bò lai, góp phần phát triển ngành chăn nuôi đại gia súc ở địa phương, giúp nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu chính đáng.

Ở nhiều nơi, việc nuôi tôm sú gặp nhiều rủi ro, thì tại xã An Trạch (huyện Đông Hải, Bạc Liêu), nông dân lại làm giàu từ con tôm này.