Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Minh bạch các khoản phí

Minh bạch các khoản phí
Ngày đăng: 30/09/2015

Đó là chia sẻ của TS. Trần Duy Khanh, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam.

Xin ông cho biết, các loại phí, lệ phí đang gây sức ép như thế nào tới ngành chăn nuôi?

- Thực tế, phí và lệ phí đang làm tăng giá thành sản phẩm, làm giảm sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam.

Trong khi đó, để cạnh tranh, chúng ta cần chất lượng tốt, giá thành hạ. Chất lượng tốt nhưng giá thành cao cũng không ai mua, đó là xu thế tất yếu.

Ngành chăn nuôi Việt Nam đa số là nhỏ lẻ, có 11 triệu hộ chăn nuôi, trong đó có 8 triệu hộ chăn nuôi gia cầm.

Vì nhỏ lẻ nên dễ xảy ra dịch bệnh, giá thức ăn cao hơn so với khu vực 3 - 5%, sản phẩm chăn nuôi công nghiệp ít, chất lượng không đồng đều.

Một rào cản khác là chính sách, phí và lệ phí đang dồn vào con gia cầm, dồn vào cân thịt lợn. Không chỉ là các loại phí được Nhà nước vừa tháo gỡ, mà có tới hàng trăm loại phí đổ vào đầu con gia cầm, con lợn. Đây là vấn đề quan trọng cần được tháo gỡ.

Chúng tôi đang trực tiếp thống kê các khoản phí, lệ phí, sẽ có văn bản đề nghị với Bộ trưởng Cao Đức Phát, kiến nghị với Chính phủ...

Vì thực tế hiện nay, còn một loạt các phí “chạy” qua “con đường” thức ăn, thuốc thú y, vắcxin...

Ví dụ, riêng phí để sản xuất ra một lọ vắcxin cũng bị ngành thú y thu tới 8 lần. Như vậy, vô hình chung, chúng ta đang đẩy giá thành của ngành chăn nuôi tăng cao.

Để giải quyết vấn đề này, chúng ta phải làm gì, thưa ông?

- Để giảm bớt gánh nặng cho người chăn nuôi, trước hết phải rà soát lại tất cả các loại phí, lệ phí trong nhập khẩu thức ăn, chế biến, sản xuất thuốc thú y, sản xuất vắcxin, giết mổ... để giảm giá thành, giảm chi phí cho người chăn nuôi.

Thứ hai là minh bạch các loại phí. Hiệp hội chăn nuôi gia cầm sẵn sàng đối thoại với Cục Thú y, các cơ quan chức năng khác, Bộ Nông nghiệp... về các khoản phí và lệ phí trước khi trình Chính phủ.

Thứ ba là quy định rõ, việc nào doanh nghiệp làm, việc nào ngành chức năng làm. Vì ngành thú y là ngành quản lý nhà nước, không phải ngành dịch vụ. Phải tách bạch hai vấn đề này ra.

Nhiều cơ quan đang bị lẫn khái niệm dịch vụ công và quản lý nhà nước. Người chăn nuôi đã đóng thuế nuôi bộ máy quản lý nhà nước, cơ quan quản lý hãy làm tốt chức năng này.

Còn các dịch vụ công nên chuyển cho các hội, hiệp hội có điều kiện.

Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp mở rộng quy mô chăn nuôi. Các doanh nghiệp trong hiệp hội không sợ hàng nhập khẩu, chỉ mong Nhà nước có chính sách hỗ trợ để phát triển.

Ông có nói việc cần tách bạch dịch vụ công và quản lý nhà nước, việc này sẽ giúp gì cho việc giảm chi phí cho người chăn nuôi?

- Tách bạch dịch vụ công hay xã hội hóa là một trong những giải pháp để giảm phí và lệ phí. Vì có phần việc doanh nghiệp vẫn phải làm thì ngành thú y không nên “ôm” nữa.

Ví dụ, nếu doanh nghiệp chăn nuôi tự lo về tiêm phòng, phun thuốc vệ sinh chuồng trại thay vì để ngành thú y đảm nhiệm như hiện nay sẽ giúp giảm bớt thủ tục phiền hà và phát sinh chi phí đối với người chăn nuôi.

Hiện nay, theo Thông tư 14 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành thú y nếu sử dụng không hết phí thu được mới phải nộp về ngân sách Nhà nước.

Tôi cho rằng phải cải tổ từ khâu này, các loại phí phải thu bằng hóa đơn đỏ, nộp hết về ngân sách. Nguồn thu quỹ này sau đó được chi cho ngành thú y và hỗ trợ cho cả người chăn nuôi thì mới minh bạch.


Có thể bạn quan tâm

Khoai tây Trung Quốc được phù phép thành đặc sản Đà Lạt Khoai tây Trung Quốc được phù phép thành đặc sản Đà Lạt

Theo thông tin từ Ban quản lý chợ nông sản Đà Lạt, trong vòng một tháng qua, đã có hơn 200 tấn khoai tây Trung Quốc được nhập về chợ đầu mối nông sản thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng). Tại đây, khoai tây đã được “phù phép” và xuất đi các thị trường trong cả nước với nhãn hiệu khoai tây đặc sản Đà Lạt.

19/08/2015
Đoan Hùng tập trung phòng trừ sâu bệnh hại lúa mùa Đoan Hùng tập trung phòng trừ sâu bệnh hại lúa mùa

Để vụ mùa đạt diện tích, năng suất, sản lượng và chất lượng cao, huyện Đoan Hùng đã tập trung chỉ đạo: Thực hiện tốt cơ cấu trà mùa sớm đạt 48% diện tích nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất vụ đông; duy trì diện tích lúa lai đạt trên 62%; mở rộng diện tích lúa chất lượng cao gắn với xây dựng cánh đồng mẫu lớn theo hướng liền vùng, cùng trà, cùng giống. Huyện cũng đã chỉ đạo mở rộng diện tích thâm canh lúa cải tiến (SRI) và đẩy mạnh đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng và chú trọng công tác phòng trừ sâu bệnh.

19/08/2015
Kết nối sức mạnh cho ngư dân Kết nối sức mạnh cho ngư dân

Những năm gần đây, thiên tai, nhân tai luôn rình rập những con tàu của ngư dân trong từng chuyến ra khơi. Nhưng từ khi Nghiệp đoàn Nghề cá xã Phổ Quang (Đức Phổ) ra đời đã trở thành ngôi nhà chung của ngư dân. Nghiệp đoàn đã và đang phát huy vai trò kết nối sức mạnh của ngư dân, tạo hiệu quả trong đánh bắt hải sản, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

19/08/2015
Rầy nâu hoành hành lúa hè thu Rầy nâu hoành hành lúa hè thu

Đang giai đoạn làm đòng, trổ bông nhưng hơn 2.150ha các trà lúa hè thu bị rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại; trong đó có hơn 147ha nhiễm nặng.

19/08/2015
Đóng mới tàu cá có thể được hỗ trợ tới 7.300 triệu đồng Đóng mới tàu cá có thể được hỗ trợ tới 7.300 triệu đồng

Bộ Tài chính đang chủ trì dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm chính sách hỗ trợ một lần sau đầu tư theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. Theo đó, đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới thì chủ tàu được hỗ trợ 52% tổng giá trị đầu tư đóng mới nhưng không quá 7.300 triệu đồng/tàu.

19/08/2015