Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Minh bạch các khoản phí

Minh bạch các khoản phí
Ngày đăng: 30/09/2015

Đó là chia sẻ của TS. Trần Duy Khanh, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam.

Xin ông cho biết, các loại phí, lệ phí đang gây sức ép như thế nào tới ngành chăn nuôi?

- Thực tế, phí và lệ phí đang làm tăng giá thành sản phẩm, làm giảm sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam.

Trong khi đó, để cạnh tranh, chúng ta cần chất lượng tốt, giá thành hạ. Chất lượng tốt nhưng giá thành cao cũng không ai mua, đó là xu thế tất yếu.

Ngành chăn nuôi Việt Nam đa số là nhỏ lẻ, có 11 triệu hộ chăn nuôi, trong đó có 8 triệu hộ chăn nuôi gia cầm.

Vì nhỏ lẻ nên dễ xảy ra dịch bệnh, giá thức ăn cao hơn so với khu vực 3 - 5%, sản phẩm chăn nuôi công nghiệp ít, chất lượng không đồng đều.

Một rào cản khác là chính sách, phí và lệ phí đang dồn vào con gia cầm, dồn vào cân thịt lợn. Không chỉ là các loại phí được Nhà nước vừa tháo gỡ, mà có tới hàng trăm loại phí đổ vào đầu con gia cầm, con lợn. Đây là vấn đề quan trọng cần được tháo gỡ.

Chúng tôi đang trực tiếp thống kê các khoản phí, lệ phí, sẽ có văn bản đề nghị với Bộ trưởng Cao Đức Phát, kiến nghị với Chính phủ...

Vì thực tế hiện nay, còn một loạt các phí “chạy” qua “con đường” thức ăn, thuốc thú y, vắcxin...

Ví dụ, riêng phí để sản xuất ra một lọ vắcxin cũng bị ngành thú y thu tới 8 lần. Như vậy, vô hình chung, chúng ta đang đẩy giá thành của ngành chăn nuôi tăng cao.

Để giải quyết vấn đề này, chúng ta phải làm gì, thưa ông?

- Để giảm bớt gánh nặng cho người chăn nuôi, trước hết phải rà soát lại tất cả các loại phí, lệ phí trong nhập khẩu thức ăn, chế biến, sản xuất thuốc thú y, sản xuất vắcxin, giết mổ... để giảm giá thành, giảm chi phí cho người chăn nuôi.

Thứ hai là minh bạch các loại phí. Hiệp hội chăn nuôi gia cầm sẵn sàng đối thoại với Cục Thú y, các cơ quan chức năng khác, Bộ Nông nghiệp... về các khoản phí và lệ phí trước khi trình Chính phủ.

Thứ ba là quy định rõ, việc nào doanh nghiệp làm, việc nào ngành chức năng làm. Vì ngành thú y là ngành quản lý nhà nước, không phải ngành dịch vụ. Phải tách bạch hai vấn đề này ra.

Nhiều cơ quan đang bị lẫn khái niệm dịch vụ công và quản lý nhà nước. Người chăn nuôi đã đóng thuế nuôi bộ máy quản lý nhà nước, cơ quan quản lý hãy làm tốt chức năng này.

Còn các dịch vụ công nên chuyển cho các hội, hiệp hội có điều kiện.

Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp mở rộng quy mô chăn nuôi. Các doanh nghiệp trong hiệp hội không sợ hàng nhập khẩu, chỉ mong Nhà nước có chính sách hỗ trợ để phát triển.

Ông có nói việc cần tách bạch dịch vụ công và quản lý nhà nước, việc này sẽ giúp gì cho việc giảm chi phí cho người chăn nuôi?

- Tách bạch dịch vụ công hay xã hội hóa là một trong những giải pháp để giảm phí và lệ phí. Vì có phần việc doanh nghiệp vẫn phải làm thì ngành thú y không nên “ôm” nữa.

Ví dụ, nếu doanh nghiệp chăn nuôi tự lo về tiêm phòng, phun thuốc vệ sinh chuồng trại thay vì để ngành thú y đảm nhiệm như hiện nay sẽ giúp giảm bớt thủ tục phiền hà và phát sinh chi phí đối với người chăn nuôi.

Hiện nay, theo Thông tư 14 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành thú y nếu sử dụng không hết phí thu được mới phải nộp về ngân sách Nhà nước.

Tôi cho rằng phải cải tổ từ khâu này, các loại phí phải thu bằng hóa đơn đỏ, nộp hết về ngân sách. Nguồn thu quỹ này sau đó được chi cho ngành thú y và hỗ trợ cho cả người chăn nuôi thì mới minh bạch.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Tôm Bền Vững Nuôi Tôm Bền Vững

Ao nuôi tôm không quá lớn, là một biện pháp tránh rủi ro, vì nếu có hỏng ao này còn ao kia. Khi bệnh tôm phát sinh, ao nuôi nhỏ sẽ dễ xử lý và ít tốn kém hơn. Nếu dụng cụ, máy móc của một trong số ao này bị hỏng có thể di chuyển bổ sung cho nhau để giải quyết tạm thời. Diện tích tối ưu của ao nuôi tôm nên từ 3.000-5.000m2.

15/02/2014
Chi Gần 50 Tỉ Đồng Bồi Thường Bảo Hiểm Thủy Sản Chi Gần 50 Tỉ Đồng Bồi Thường Bảo Hiểm Thủy Sản

Theo Ban Chỉ đạo Chương trình thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh đã chi 47,4 tỉ đồng bồi thường thiệt hại 102 ao nuôi các loài thủy sản, với diện tích gần 37,3 ha, chiếm gần 63% so với tổng diện tích tham gia bảo hiểm trên địa bàn tỉnh.

17/02/2014
Một Mô Hình Nuôi Tôm Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Ở Bến Tre Một Mô Hình Nuôi Tôm Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Ở Bến Tre

Vào tháng 7-2012, 7 hộ dân ở ấp Xương Thới III (Thới Thạnh, Thạnh Phú, Bến Tre) được Trường Đại học Cần Thơ chọn thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh xen trong mương vườn dừa thuộc Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là các hộ dân định cư cặp ngoài vùng đê bao ngọt hóa của Dự án 418.

17/02/2014
Xuất Hiện Sinh Vật Lạ Gây Cá Chết Hàng Loạt Ở Kiên Giang Xuất Hiện Sinh Vật Lạ Gây Cá Chết Hàng Loạt Ở Kiên Giang

Chiều 14-2, ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết: Đã lấy mẫu nước và sinh vật lạ được cho là nguyên nhân gây cá nuôi lồng bè chết hàng loạt tại vùng biển của huyện đảo Kiên Hải đưa đi xét nghiệm tại Trường Đại học Cần Thơ và Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2.

17/02/2014
Nuôi Cá Trê Lai Hốt Bạc Nuôi Cá Trê Lai Hốt Bạc

Không đến tận ao nuôi cá trê lai của bà con thôn Phú Sơn 2, xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) thật khó tin về nguồn thu hơn 100 triệu đồng/sào ao (500 m2). Tính ra, mỗi năm người nuôi cá ở đây thu hơn 2 tỷ đồng/ha.

17/02/2014