Miễn thu phí, lệ phí KDTV đối với vải XK

Đây là chính sách đặc biệt nhằm đẩy mạnh XK vải tươi, nhất là tại các thị trường mới mở theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát.
Công văn của Cục BVTV cũng yêu cầu các đơn vị KDTV thực hiện nghiêm những nội dung tại công văn số 859/BVTV-KD (Công văn 859) ngày 18/5/2015 của Cục BVTV về việc bố trí nhân lực, trang thiết bị làm thủ tục KDTV nhanh nhất cho các lô quả vải tươi XK.
Cụ thể theo Công văn 859, Cục BVTV yêu cầu các đơn vị KDTV bố trí cán bộ làm việc cả ngày lễ và ngoài giờ, đặc biệt là tại các cửa khẩu XK vải thiều lớn sang Trung Quốc như Tân Thanh (Lạng Sơn), Kim Thành (Lào Cai); phối hợp chặt chẽ với cơ quan hữu quan của Việt Nam tại cửa khẩu để hoàn tất nhanh nhất cho các lô hàng vải XK; tùy tình hình thực tế, nếu cần thiết có thể báo cáo Cục BVTV điều động thêm cán bộ KDTV cho các đơn vị để đảm bảo làm thủ tục nhanh nhất…
Cũng theo tổng hợp của Cục BVTV, tính đến ngày 23/6/2015, đã có tổng cộng gần 38 tấn quả vải thiều tươi đã được các DN xuất khẩu sang các nước EU, Úc, Mỹ và một số nước ASEAN bằng đường hàng không qua cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Trong đó, XK qua Úc chiếm số lượng lớn nhất với trên 16 tấn, tiếp theo là Malaisia (trên 7,5 tấn); Pháp (3,4 tấn); Mỹ (3,2 tấn); CH Séc (2 tấn); Hà Lan (1,2 tấn)…
Một số DN có số lượng vải thiều XK đi lớn như Cty TNHH SX TM Rồng đỏ, Cty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế; Cty TNHH Siêu trái cây; Cty TNHH Hồng Tín; Cty TNHH tiếp vận Tường Long… Ngoài ra, đã có tổng cộng trên 50 nghìn tấn vải tươi, hơn 3 nghìn tấn vải sấy khô được XK sang Trung Quốc qua các cửa khẩu Lạng Sơn và Lào Cai.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi nhiều hộ trồng tiêu ở Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên “dở khóc dở mếu”, của nả đi tong vì tiêu chết, thì nhiều hộ trúng mánh nhờ trồng tiêu bền vững, mỗi năm đút túi vài tỷ bạc. Cây tiêu trên đất Tây Nguyên giờ đã biến thành “vàng đen” với giá lên tới cả 10.000 USD/tấn.

Thời điểm cách đây hơn 10 năm, vợ chồng anh Lê Anh Tuấn dám vay 300 triệu đồng vốn thương mại để đầu tư nuôi lợn, nhiều người lè lưỡi nói: “Vợ chồng nhà này bạo gan và liều thật. Nhỡ không may thất bại chỉ có nước cắp bị đi ăn xin”.

Hộ ông Lê Văn Hoàng, ông Vi Thanh Hưng (phường Cam Phúc Bắc, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) thu được lợi nhuận hàng chục triệu đồng nhờ việc trồng rong sụn bằng phương pháp dây đơn trên đáy cho năng suất cao.

Anh Nguyễn Xuân Ánh ở thôn Thuận Phong, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát (Bình Định) đã thành công khi xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp tổng hợp trên diện tích đất hoang hóa với doanh thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Vụ mùa năm 2015 toàn tỉnh đã gieo cấy được 31.770ha lúa đạt 97,5% diện tích kế hoạch. Theo báo cáo của các địa phương và qua kiểm tra của Sở Nông nghiệp và PTNT hiện nay toàn tỉnh có gần 1.500ha lúa đã cấy bị thiếu nước, trong đó tập trung tại các huyện: Đoan Hùng 356ha; Hạ Hòa 814ha; Thanh Ba 77ha; Yên Lập 70,5ha; Cẩm Khê 63ha; Tân Sơn 116ha.