Miễn phí kiểm dịch thực vật quả vải xuất khẩu bằng hàng không

Theo đó, Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu thực hiện ngay không thu phí, lệ phí kiểm dịch thực vật đối với các lô quả vải tươi xuất khẩu bằng đường hàng không.
Cục Bảo vệ thực vật cũng yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc bố trí nhân lực, trang thiết bị làm thủ tục kiểm dịch thực vật nhanh nhất cho các lô quả vải tươi xuất khẩu, bao gồm cả làm ngoài giờ và ngày nghỉ, ngày lễ.
Theo ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, tình hình xuất khẩu vải sang các thị trường mới mở đang diễn ra khá tốt và được các thị trường đánh giá cao.
Đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu sang Australia được gần 20 tấn vải, Mỹ khoảng 4 tấn, Pháp khoảng 4 tấn… và sang nhiều thị trường khác như Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Anh, Đức…
So với thị trường lớn là Trung Quốc (đã xuất khẩu được khoảng trên 50.000 tấn), sản lượng vải sang các thị trường mới tuy ít nhưng có ý nghĩa rất lớn bởi chất lượng vải Việt Nam đã đáp ứng được các thị trường khó tính. Từ đây sẽ tạo điều kiện tốt cho quả vải Việt Nam mở rộng ra các thị trường khác.
Ông Hoàng Trung cũng cho biết, nhờ đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu nên giá vải không những ổn định và có xu hướng tăng ngay cả khi vải vào chính vụ.
Điều này cũng góp phần tạo động lực cho nông dân mở rộng sản xuất theo quy chuẩn cao hơn trong những vụ vải tới.
Có thể bạn quan tâm

Để khắc phục tình trạng thiếu nước cho cây trồng trong mùa khô, mấy năm gần đây, nhiều hộ gia đình ở xã Quảng Sơn (Đắk Glong - Đắk Nông) đã thự hiện luân canh lúa – khoai; giúp tăng giá trị trên cùng đơn vị diện tích canh tác, lợi nhuận cao gấp 2 lần trồng lúa thuần.

Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa công nhận lúa BG6 do Công ty cổ phần Giống cây trồng Bắc Giang sản xuất, chọn tạo là giống cây trồng nông nghiệp mới, bổ sung vào cơ cấu giống lúa của các tỉnh phía Bắc và duyên hải nam Trung bộ.

Số tiền trên được trích từ qũy phòng, chống thiên tai của địa phương để hỗ trợ cho 80 hộ dân ở huyện Sa Pa có diện tích su su bị sập giàn và hư hỏng trong đợt mưa tuyết vừa qua với mức hỗ trợ 20 triệu đồng/ha.

Những ngày cuối năm lên với huyện miền núi cao Quế Phong - vùng đất mới của cây cao su, hay về với “thủ phủ” Anh Sơn, Thanh Chương, đều cảm nhận thấy rất rõ sự phát triển mạnh mẽ của loại cây mà sản phẩm ngày nay được gọi là “vàng trắng”. Với Dự án “trồng và phát triển cao su trên đất Nghệ An” của Công ty Cổ phần Đầu tư - Phát triển cao su Nghệ An, những vùng đồi nghèo trước đây nay đã xanh màu hy vọng và no ấm.

Những ngày cận Tết Nguyên Đán, đến với xã Thuận (Hướng Hóa, Quảng Trị) chúng ta sẽ được hòa mình trong bầu không khí lao động hết sức khẩn trương của người dân nơi đây. Trên những ngọn đồi, người dân hối hả thu hoạch sắn chuyển đến nhà máy, nguồn thu này giúp người trồng sắn có thêm điều kiện để đón một cái tết no ấm, sung túc.