Miền Bắc được mùa lúa đông xuân

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), vụ đông xuân năm nay, toàn miền Bắc gieo trồng hơn 1,1 triệu hecta, giảm 2.000ha so với vụ năm ngoái. Tuy nhiên với năng suất trung bình đạt gần 62 tạ/ha, vụ đông xuân 2014 - 2015 được đánh giá là vụ được mùa với sản lượng 6,8 triệu tấn thóc.
Có được kết quả này là nhờ các địa phương tích cực chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu giống lúa, tăng diện tích các giống lúa chất lượng cao, cùng với áp dụng gieo sạ, gieo vãi đã góp phần giảm chi phí hạt giống và công lao động trong sản xuất…
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng, thắng lợi của vụ đông xuân năm 2014 - 2015 là bài học kinh nghiệm về những giải pháp trong chỉ đạo điều hành sản xuất. Vì vậy, các địa phương cần nghiên cứu để áp dụng trong các vụ tiếp theo trong điều kiện thời tiết bất thuận.
Ông Doanh đề nghị Cục Trồng trọt phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất trong điều kiện bất thuận của thời tiết và ứng phó với biến đổi khí hậu, triển khai thắng lợi vụ mùa và vụ đông năm nay.
Có thể bạn quan tâm

Thăm vườn dừa xiêm lùn tươi tốt rộng gần 1 hécta của ông Trần Văn Nhẫn, ấp 2, xã Long Thọ (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) bắt đầu cho thu hoạch, nhiều người không khỏi trầm trồ khen ngợi vì đây vốn là vùng đất ngập mặn bị bỏ hoang do canh tác không hiệu quả. Trong vườn có ao nuôi cá, có nhà thủy tạ nghỉ mát.

Các doanh nghiệp (DN) chế biến tôm, nếu muốn tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản, phải có vùng nguyên liệu tối thiểu 10% công suất và phải ký hợp đồng mua tôm nguyên liệu có sự chứng nhận của cơ quan quản lý nhà nước.

Chủ trương của tỉnh là xây dựng thương hiệu mạnh cho con cá thát lát Hậu Giang, từ đó mà dự án “Xây dựng và quản lý nhãn hiệu chứng nhận cá thát lát Hậu Giang dùng cho sản phẩm cá thát lát của tỉnh Hậu Giang” được triển khai thực hiện.

Nuôi thủy sản là một trong những lợi thế phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa ở các xã ngoại thành. Tuy nhiên, vào mùa mưa, mực nước dâng cao, gây nguy cơ tràn bờ, thất thoát tôm, cá. Vì vậy, người sản xuất cần chủ động các biện pháp đối phó để nguồn lợi này phát triển bền vững, hiệu quả.

Mức hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với diện tích sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước; 100.000 đồng/ha/năm đối với diện tích sản xuất lúa trên đất lúa khác (trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát, không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa).