Miền Bắc được mùa lúa đông xuân

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), vụ đông xuân năm nay, toàn miền Bắc gieo trồng hơn 1,1 triệu hecta, giảm 2.000ha so với vụ năm ngoái. Tuy nhiên với năng suất trung bình đạt gần 62 tạ/ha, vụ đông xuân 2014 - 2015 được đánh giá là vụ được mùa với sản lượng 6,8 triệu tấn thóc.
Có được kết quả này là nhờ các địa phương tích cực chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu giống lúa, tăng diện tích các giống lúa chất lượng cao, cùng với áp dụng gieo sạ, gieo vãi đã góp phần giảm chi phí hạt giống và công lao động trong sản xuất…
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng, thắng lợi của vụ đông xuân năm 2014 - 2015 là bài học kinh nghiệm về những giải pháp trong chỉ đạo điều hành sản xuất. Vì vậy, các địa phương cần nghiên cứu để áp dụng trong các vụ tiếp theo trong điều kiện thời tiết bất thuận.
Ông Doanh đề nghị Cục Trồng trọt phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất trong điều kiện bất thuận của thời tiết và ứng phó với biến đổi khí hậu, triển khai thắng lợi vụ mùa và vụ đông năm nay.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2015, người dân xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã làm mới thêm 58 lồng nuôi cá, nâng tổng số lồng nuôi thủy sản trên lòng hồ thủy điện Bắc Hà lên 92 lồng.

Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh Quảng Ninh sẽ thả nuôi 20.161ha thuỷ sản các loại, phấn đấu đạt sản lượng trên 41.100 tấn thuỷ sản. Riêng diện tích nuôi tôm 9.886ha. Đến thời điểm này, các doanh nghiệp và các hộ dân nuôi trồng thuỷ sản đã thả được hơn 1,5 tỷ trong số nhu cầu hơn 3,85 tỷ con giống.

Được một cán bộ Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) giới thiệu, chúng tôi háo hức vượt hơn 10km đường rừng lên núi cao để đến thăm mô hình nuôi cá tầm của ông Mai Thanh Lâm (62 tuổi, ngụ tổ dân phố 13, thị trấn Mađaguôi).

Nhằm nắm bắt và tiếp tục tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau, ngày 8/5, Sở NN&PTNT kết hợp với các huyện tổ chức hội nghị giao ban tại huyện Phú Tân.

Những năm qua, chăn nuôi luôn giữ vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đóng góp tích cực vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định. Phát triển chăn nuôi đã tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho người dân và xây dựng NTM.