Mía Khô Dài Cổ Chờ Nhà Máy

Tại huyện miền núi Sơn Hòa có hơn 11.800ha mía, do thời tiết nắng hạn kéo dài nên có hơn 70ha mía bị cháy và hơn 3.920ha mía khô héo.
Hiện nay trên địa bàn Phú Yên nắng hạn kéo dài, khiến mía khô lá nhanh dẫn đến cháy, thế nhưng nhà máy thu mua mía chỉ cấp lệnh cầm chừng. Những ngày này đi từ vùng mía xã Xuân Lãnh, Đa Lộc thuộc huyện Đồng Xuân xuống tận xã Xuân Lâm của TX Sông Cầu (Phú Yên), nhiều đám mía lá khô tận ngọn nhưng chưa thể thu hoạch được.
Ông Trần Trung Trinh, ở xã Xuân Lãnh cho biết: “Lẽ ra thời gian này mía thu hoạch rộ nhưng năm nay Nhà máy Đường Đồng Xuân (thuộc Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam) cấp lệnh ít quá nên thu hoạch cầm chừng. So với các năm trước, năm nay nắng hạn làm cho mía mau khô héo. Khu vực này không có nguồn nước tưới thì chỉ còn cách phó mặc chờ trời mưa”.
Niên vụ này, xã miền núi Xuân Lâm (TX Sông Cầu) trồng138 ha mía, sản lượng ước khoảng 4.000 tấn. Tuy nhiên thời gian gần đây mỗi ngày trên địa bàn xã chỉ vận chuyển 3 xe mía tương đương 36 tấn mía lên nhà máy.
Ông Bùi Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND xã Xuân Lâm cho hay: “Chúng tôi vừa có tờ trình yêu cầu Nhà máy Đường Đồng Xuân đẩy nhanh tiến độ thu mua mía trong vùng nguyên liệu bằng cách tăng cường cấp lệnh thu hoạch mía, vận chuyển từ 3 chuyến lên 10 chuyến, tương đương 120 tấn/ngày, vì hiện nay thời tiết nắng hạn lá mía khô nhanh”.
Tại huyện miền núi Sơn Hòa có hơn 11.800ha mía, do thời tiết nắng hạn kéo dài nên có hơn 70ha mía bị cháy và hơn 3.920ha mía khô héo. Ông Lê Đức Học ở thôn Kiến Thiết, xã Ea Chà Rang, cho biết: “Cây trồng chủ lực hiện nay của xã là mía, nhưng do nắng hạn kéo dài nên nhiều diện tích mía bị khô, cháy. Ruộng mía hơn 1ha của gia đình tôi đã đến kỳ thu hoạch nhưng bị cháy rụi. Năng suất giảm khoảng 1/3 và bị nhà máy trừ 20% tạp chất, gây thiệt lại lớn”.
Ông Thái Hồng Tân, Chủ tịch UBND xã Ea Chà Rang, cho biết: “Hiện có nhiều diện tích cây trồng trên địa bàn xã bị khô hạn, trong đó có 460ha mía. Từ tháng 12/2013 đến nay, trên địa bàn xã có hơn 40ha mía bị cháy. Nếu thời tiết tiếp tục khô hạn, nhà máy đường thu mua mía không kịp thì số diện tích mía bị cháy sẽ còn tiếp tục tăng”.
Nông dân ở nhiều vùng trồng mía Tây Hòa, Sông Hinh cũng khóc dở vì nắng hạn làm cho mía giảm năng suất, chất lượng. Ông Nguyễn Hột, ở xã Sơn Thành Tây (Tây Hòa) cho hay: “Nghe nói nhà máy mua trung bình 900.000 đ/tấn mía cây tại ruộng ở đâu không biết, chứ tôi ở đây bán tại ruộng cho đại lý chỉ 600.000 đ/tấn (chưa tính công bốc vác). Nguyên nhân là các đại lý cho rằng cây mía năm nay chữ đường đạt thấp".
Ông K.V.S.R Subbaiah, Tổng giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam:
"Thời gian qua giá đường trên thị trường luôn theo chiều hướng giảm sút. Dự kiến niên vụ 2013-2014, KCP ép 1.050 ngàn tấn mía cây, sản xuất 94.500 tấn đường. Trong khi hiện nay giá đường đang ở mức thấp, hầu hết các nhà máy đều lỗ.
Tuy nhiên, để hỗ trợ và xây dựng mối quan hệ lâu dài với bà con nông dân công ty cam kết mua toàn bộ sản lượng mía cây đã ký hợp đồng trong vùng nguyên liệu".
Có thể bạn quan tâm

Các hộ tham gia dự án được hỗ trợ giống, thiết bị, vật tư; được hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản cà phê; quy trình cấp giấy chứng nhận Utz Certified Good Inside cho cà phê và được tham quan, học tập những mô hình cà phê sản xuất trên địa bàn khu vực đơn vị đóng quân…

Thực tế cho thấy, đối với diện tích lúa, mía, nơi nào được bao tiêu đầu ra thì ở đó nông dân làm ăn có hiệu quả, lợi nhuận cao hơn so với SX đơn lẻ. Cụ thể, đối với diện tích lúa SX theo mô hình hợp tác, cánh đồng lớn, được bao tiêu đầu ra cho lợi nhuận cao hơn 2 triệu đ/ha/vụ so với SX đại trà; đối với cây mía thì đạt năng suất, lợi nhuận cao hơn từ 5-10%.

Không ít doanh nhân tâm huyết với cá tra như ông Trần Văn Hùng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hùng Cá, phải bức xúc về một số doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh làm giảm chất lượng và uy tín cá tra trên thị trường.

Trong số hơn 30 HTX sản xuất, kinh doanh mạnh của tỉnh, HTX dịch vụ nông nghiệp (DVNN) Nam Dương, xã Nam Dương (Nam Trực), HTXDVNN Thịnh Thắng, xã Giao Thịnh (Giao Thủy) là những điển hình về tổ chức các hoạt động dịch vụ thiết yếu mang lại hiệu quả cao. Các HTX đã tập trung nguồn lực, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ, phục vụ xã viên trong các khâu trong quá trình sản xuất. Nhờ vậy, nhiều hộ xã viên đã nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Cùng với hành trình khai hoang, cải hóa Đồng Tháp Mười, vùng đất nhiễm phèn nặng dần dần được chuyển hóa tạo điều kiện cho nhiều loài thủy sản có điều kiện sinh sống và phát triển.