Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mía Khô Dài Cổ Chờ Nhà Máy

Mía Khô Dài Cổ Chờ Nhà Máy
Ngày đăng: 12/03/2014

Tại huyện miền núi Sơn Hòa có hơn 11.800ha mía, do thời tiết nắng hạn kéo dài nên có hơn 70ha mía bị cháy và hơn 3.920ha mía khô héo.

Hiện nay trên địa bàn Phú Yên nắng hạn kéo dài, khiến mía khô lá nhanh dẫn đến cháy, thế nhưng nhà máy thu mua mía chỉ cấp lệnh cầm chừng. Những ngày này đi từ vùng mía xã Xuân Lãnh, Đa Lộc thuộc huyện Đồng Xuân xuống tận xã Xuân Lâm của TX Sông Cầu (Phú Yên), nhiều đám mía lá khô tận ngọn nhưng chưa thể thu hoạch được.

Ông Trần Trung Trinh, ở xã Xuân Lãnh cho biết: “Lẽ ra thời gian này mía thu hoạch rộ nhưng năm nay Nhà máy Đường Đồng Xuân (thuộc Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam) cấp lệnh ít quá nên thu hoạch cầm chừng. So với các năm trước, năm nay nắng hạn làm cho mía mau khô héo. Khu vực này không có nguồn nước tưới thì chỉ còn cách phó mặc chờ trời mưa”.

Niên vụ này, xã miền núi Xuân Lâm (TX Sông Cầu) trồng138 ha mía, sản lượng ước khoảng 4.000 tấn. Tuy nhiên thời gian gần đây mỗi ngày trên địa bàn xã chỉ vận chuyển 3 xe mía tương đương 36 tấn mía lên nhà máy.

Ông Bùi Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND xã Xuân Lâm cho hay: “Chúng tôi vừa có tờ trình yêu cầu Nhà máy Đường Đồng Xuân đẩy nhanh tiến độ thu mua mía trong vùng nguyên liệu bằng cách tăng cường cấp lệnh thu hoạch mía, vận chuyển từ 3 chuyến lên 10 chuyến, tương đương 120 tấn/ngày, vì hiện nay thời tiết nắng hạn lá mía khô nhanh”.

Tại huyện miền núi Sơn Hòa có hơn 11.800ha mía, do thời tiết nắng hạn kéo dài nên có hơn 70ha mía bị cháy và hơn 3.920ha mía khô héo. Ông Lê Đức Học ở thôn Kiến Thiết, xã Ea Chà Rang, cho biết: “Cây trồng chủ lực hiện nay của xã là mía, nhưng do nắng hạn kéo dài nên nhiều diện tích mía bị khô, cháy. Ruộng mía hơn 1ha của gia đình tôi đã đến kỳ thu hoạch nhưng bị cháy rụi. Năng suất giảm khoảng 1/3 và bị nhà máy trừ 20% tạp chất, gây thiệt lại lớn”.

Ông Thái Hồng Tân, Chủ tịch UBND xã Ea Chà Rang, cho biết: “Hiện có nhiều diện tích cây trồng trên địa bàn xã bị khô hạn, trong đó có 460ha mía. Từ tháng 12/2013 đến nay, trên địa bàn xã có hơn 40ha mía bị cháy. Nếu thời tiết tiếp tục khô hạn, nhà máy đường thu mua mía không kịp thì số diện tích mía bị cháy sẽ còn tiếp tục tăng”.

Nông dân ở nhiều vùng trồng mía Tây Hòa, Sông Hinh cũng khóc dở vì nắng hạn làm cho mía giảm năng suất, chất lượng. Ông Nguyễn Hột, ở xã Sơn Thành Tây (Tây Hòa) cho hay: “Nghe nói nhà máy mua trung bình 900.000 đ/tấn mía cây tại ruộng ở đâu không biết, chứ tôi ở đây bán tại ruộng cho đại lý chỉ 600.000 đ/tấn (chưa tính công bốc vác). Nguyên nhân là các đại lý cho rằng cây mía năm nay chữ đường đạt thấp".

Ông K.V.S.R Subbaiah, Tổng giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam:

"Thời gian qua giá đường trên thị trường luôn theo chiều hướng giảm sút. Dự kiến niên vụ 2013-2014, KCP ép 1.050 ngàn tấn mía cây, sản xuất 94.500 tấn đường. Trong khi hiện nay giá đường đang ở mức thấp, hầu hết các nhà máy đều lỗ.

Tuy nhiên, để hỗ trợ và xây dựng mối quan hệ lâu dài với bà con nông dân công ty cam kết mua toàn bộ sản lượng mía cây đã ký hợp đồng trong vùng nguyên liệu".


Có thể bạn quan tâm

Phát triển chăn nuôi bò sữa ở Sóc Trăng không dễ như mong đợi Phát triển chăn nuôi bò sữa ở Sóc Trăng không dễ như mong đợi

Sau hơn một năm triển khai thực hiện, Dự án Phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2013 – 2020 đã bắt đầu bộc lộ những khó khăn nhất định. Sự kỳ vọng về giảm nghèo bền vững từ nghề nuôi bò sữa vì thế cũng khó đạt được như mong đợi.

06/08/2015
Tái cơ cấu ngành chăn nuôi lúng túng, thiếu đồng bộ Tái cơ cấu ngành chăn nuôi lúng túng, thiếu đồng bộ

Trước những khó khăn của ngành chăn nuôi trong cả nước, đặc biệt là thời gian tới khi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) chính thức có hiệu lực thì nhiều sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm nhập của các nước có thuế bằng 0% sẽ ồ ạt vào thị trường Việt Nam, sẽ tác động mạnh vào ngành chăn nuôi trong nước, Bộ NN&PTNT đang chỉ đạo các tỉnh, thành phố thực hiện đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi với mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm và sức cạnh tranh. Tuy nhiên, việc triển khai ở một số địa phương còn nhiều bất cập…

06/08/2015
Bình Thuận chú trọng phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm Bình Thuận chú trọng phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận chưa xảy ra dịch bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng trên gia súc và bệnh tai xanh trên heo. Hiện tại, ngành đang tập trung chỉ đạo chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm…

06/08/2015
Tác động của TPP đến ngành chăn nuôi Tác động của TPP đến ngành chăn nuôi

Sáng ngày (3/8), Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đến Việt Nam: Khía cạnh kinh tế vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi”.

06/08/2015
Nghề nuôi đà điểu hết thời Nghề nuôi đà điểu hết thời

Cách đây 5 năm, người dân vùng ven biển Quảng Nam chọn nuôi đà điểu để xóa đói giảm nghèo. Nhưng thời gian gần đây người dân không còn mặn mà với mô hình này bởi khó tìm đầu ra.

06/08/2015