Mía Cháy, Nông Dân Thiệt Hại Hàng Tỉ Đồng Tại Phú Yên

Ngày 5/3, đại diện cơ quan chức năng huyện Sơn Hòa (Phú Yên) cho biết, chỉ tính những ngày cuối tháng 2 đến nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 3 vụ cháy mía lớn với diện tích gần 35ha, gây thiệt hại hàng tỉ đồng cho bà con nông dân nơi đây.
Trong đó, vào ngày 27/2, tại các xã Sơn Phước và Suối Bạc (Sơn Hòa) xảy ra vụ cháy 21ha mía của 12 hộ dân. Tiếp đó, khoảng 13 giờ 30 phút ngày 28/2, gần 13ha mía của 7 hộ dân ở thôn Kiến Thiết, xã Ea Chà Rang cũng bị cháy rụi, mỗi hộ thiệt hại từ 2-4ha.
Theo những nông dân trồng mía ở huyện Sơn Hòa, cây mía phát triển và cho năng suất liên tục trong vòng từ 3 - 4 năm sau đó nên sau khi thu hoạch, người ta thường đốt lá mía để phát triển vụ mía tiếp sau hoặc đốt kiến vàng bán cho các tiểu thương làm muối ớt kiến vàng. Điều này dễ gây cháy lan trên những diện tích mía chưa được thu hoạch. Thêm vào đó, thời tiết nắng nóng kéo dài như hiện nay cũng làm cây mía nhanh bị khô, ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng, cũng như dẫn đến tình trạng cháy mía.
Được biết, niên vụ mía 2012-2013, bà con nông dân huyện Sơn Hòa phát triển hơn 10.000ha. Để phòng chống cháy mía đang được ngành chức năng và bà con nông dân triển khai, tìm giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa tình trạng cháy mía, đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân “tự phòng, tự chống” và có trách nhiệm trông coi bảo vệ tài sản của gia đình.Ngày 5/3, đại diện cơ quan chức năng huyện Sơn Hòa (Phú Yên) cho biết, chỉ tính những ngày cuối tháng 2 đến nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 3 vụ cháy mía lớn với diện tích gần 35ha, gây thiệt hại hàng tỉ đồng cho bà con nông dân nơi đây.
Trong đó, vào ngày 27/2, tại các xã Sơn Phước và Suối Bạc (Sơn Hòa) xảy ra vụ cháy 21ha mía của 12 hộ dân. Tiếp đó, khoảng 13 giờ 30 phút ngày 28/2, gần 13ha mía của 7 hộ dân ở thôn Kiến Thiết, xã Ea Chà Rang cũng bị cháy rụi, mỗi hộ thiệt hại từ 2-4ha.
Theo những nông dân trồng mía ở huyện Sơn Hòa, cây mía phát triển và cho năng suất liên tục trong vòng từ 3 - 4 năm sau đó nên sau khi thu hoạch, người ta thường đốt lá mía để phát triển vụ mía tiếp sau hoặc đốt kiến vàng bán cho các tiểu thương làm muối ớt kiến vàng. Điều này dễ gây cháy lan trên những diện tích mía chưa được thu hoạch. Thêm vào đó, thời tiết nắng nóng kéo dài như hiện nay cũng làm cây mía nhanh bị khô, ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng, cũng như dẫn đến tình trạng cháy mía.
Được biết, niên vụ mía 2012-2013, bà con nông dân huyện Sơn Hòa phát triển hơn 10.000ha. Để phòng chống cháy mía đang được ngành chức năng và bà con nông dân triển khai, tìm giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa tình trạng cháy mía, đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân “tự phòng, tự chống” và có trách nhiệm trông coi bảo vệ tài sản của gia đình.
Có thể bạn quan tâm

"Nhờ những trợ giúp tích cực của Hội ND, chúng tôi có thêm cơ hội làm ăn tốt hơn, hiểu biết cuộc sống hơn" - ông Lường Văn Hặc, bản Nà Ớt, xã Nà Ớt, huyện Mai Sơn, Sơn La, tâm sự.

Tình hình dịch bệnh tại các vùng nuôi trồng thủy sản, nhất là tôm sú, tôm thẻ chân trắng và tôm hùm trên địa bàn tỉnh Phú Yên diễn ra từ nhiều năm qua và hiện vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tái diễn nếu không có giải pháp phòng, chống hiệu quả.

Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Bình Đại (Bến Tre), trong đó nghề nuôi tôm biển, nhất là hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh.

Anh Bùi Phúc Hải, ở ấp 3 xã Hòa Hội (huyện Xuyên Mộc) là bộ đội xuất ngũ, gia đình thuộc diện hộ nghèo, nhà thiếu trước hụt sau. Sau khi tận mắt chứng kiến kết quả trồng đu đủ Thái Lan ruột vàng của ông Hai Thiều (ấp 5, xã Hòa Hội) anh học cách làm theo...

Gần bến cảng Phú Quốc - Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) có trại chăn nuôi Dương Âu, thuộc ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc. Vào khoảng năm 2006, ông Dương Âu đem về trại nuôi cá sấu của mình ở ấp Đá Chồng 6 con heo rừng cái và một con đực.