Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mì Rớt Giá, Hàng Ngàn Hộ Dân Gặp Khó Ở Tây Nguyên

Mì Rớt Giá, Hàng Ngàn Hộ Dân Gặp Khó Ở Tây Nguyên
Ngày đăng: 16/05/2012

Thấy mì bán được giá, thời gian qua hàng ngàn hộ dân hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum ồ ạt chuyển qua trồng loại cây ngắn ngày. Diện tích và sản lượng tăng nhưng thị trường tiêu thụ hạn hẹp, khiến mì nguyên liệu rớt giá, không có nơi tiêu thụ.

Theo thống kê của ngành NN-PTNT địa phương, năm 2012 diện tích trồng mì của Gia Lai gần 70.000 ha, Kon Tum 45.000 ha... Trung bình 1 ha mì khoảng 30 tấn củ. Với ngần ấy diện tích, trong niên vụ này, Gia Lai và Kon Tum cung cấp thị trường cả triệu tấn mì nguyên liệu. Ở vùng Bắc Tây Nguyên, với khoảng chục nhà máy chế biến tinh bột mì nhưng cũng không thu mua được hết sản lượng mì.

Chị Trần Thị Thu, chủ đại lý thu mua mì ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) cho biết: Thời gian qua, do người dân ồ ạt thu hoạch mì, khiến giá mì biến động thất thường, từ mức 5.000 đồng/kg mì khô, xuống còn khoảng 2.000 đồng/kg. Thị trường bấp bênh, nhiều tiểu thương không dám thu mua vì sợ giá còn xuống.

Ông Lê Thanh Hà, Phó Giám đốc Nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu Phú Túc (tỉnh Gia Lai) cho hay, mặc dù các cơ quan chức năng đã khuyến cáo không nên chuyển qua trồng mì ồ ạt nhưng bà con vẫn mở rộng diện tích. Về phía nhà máy, chúng tôi chỉ có thể tăng cường thu mua về chế biến đến mức độ nào đó, chứ không thể mua hết. Phần lớn mì nguyên liệu được xuất khẩu sang Trung Quốc, nhưng nhu cầu thị trường này có lúc tăng, lúc giảm nên người dân và doanh nghiệp không kịp trở tay. Năm nay, việc xuất khẩu sang thị trường này gặp khó khăn, nên giá mì càng xuống thấp.

Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Tăng Thu Nhập Từ Cam Canh, Bưởi Diễn Ở Trần Phú (Hà Nội) Nông Dân Tăng Thu Nhập Từ Cam Canh, Bưởi Diễn Ở Trần Phú (Hà Nội)

5 năm trở lại đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả canh tác, xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đã xây dựng được một số vùng chuyên canh cây ăn quả, lúa hàng hóa, chăn nuôi... Nhờ đó, thu nhập của người nông dân được nâng lên từng ngày.

21/12/2012
Thực Hiện Biện Pháp Cấp Bách Phòng Chống Bệnh Đậu Cho Đàn Dê Thực Hiện Biện Pháp Cấp Bách Phòng Chống Bệnh Đậu Cho Đàn Dê

Trong hai tháng qua, các hộ gia đình chăn nuôi dê tại thôn An Hòa, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải mất ăn, mất ngủ bởi đàn dê của họ bỗng nhiên xuất hiện một "bệnh lạ", bệnh từ từ lây truyền từ con này sang con khác. Tính đến thời điểm này đã có 196 con dê của 12 hộ gia đình trong thôn đã bị mắc bệnh này, trong đó có 12 con đã bị chết.

12/10/2013
Tôm Nuôi Lại Chết Ở Thừa Thiên Huế Tôm Nuôi Lại Chết Ở Thừa Thiên Huế

Giữa tháng 5, ngư dân Quảng Điền không cầm được nước mắt khi phải đối mặt với tình cảnh tôm nuôi lại chết. Đến xã Quảng Phước, nơi có hồ tôm nuôi vừa bị chết do bệnh đốm trắng và môi trường,tận mắt chứng kiến, chúng tôi mới thấy được cảnh người dân thẫn thờ, mất ăn, mất ngủ khi cả vốn lẫn công đều ra đi.

01/06/2013
Nuôi Dê Sữa Nuôi Dê Sữa

Chế độ nuôi dưỡng tốt phải đảm bảo cho dê mẹ phát triển bình thường khi có chửa, cho nhiều sữa trong thời kỳ cho sữa. Trước và sau khi đẻ phải cho dê ăn ngon, cháo cám... tùy theo năng suất, chất lượng sữa. Năng suất, chất lượng sữa phụ thuộc vào thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

12/10/2013
Thoát Nghèo Từ Nuôi Lợn Thoát Nghèo Từ Nuôi Lợn

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông nghèo, cuộc sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và trông chờ vào cây lúa nước. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, Nguyễn Văn Hải (xóm Đằm, xã Dân Chủ, thành phố Hoà Bình) luôn lung nấu trong đầu ý tưởng về phát triển kinh tế gia đình để làm sao thoát nghèo.

15/06/2013