Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mì Rớt Giá, Hàng Ngàn Hộ Dân Gặp Khó Ở Tây Nguyên

Mì Rớt Giá, Hàng Ngàn Hộ Dân Gặp Khó Ở Tây Nguyên
Ngày đăng: 16/05/2012

Thấy mì bán được giá, thời gian qua hàng ngàn hộ dân hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum ồ ạt chuyển qua trồng loại cây ngắn ngày. Diện tích và sản lượng tăng nhưng thị trường tiêu thụ hạn hẹp, khiến mì nguyên liệu rớt giá, không có nơi tiêu thụ.

Theo thống kê của ngành NN-PTNT địa phương, năm 2012 diện tích trồng mì của Gia Lai gần 70.000 ha, Kon Tum 45.000 ha... Trung bình 1 ha mì khoảng 30 tấn củ. Với ngần ấy diện tích, trong niên vụ này, Gia Lai và Kon Tum cung cấp thị trường cả triệu tấn mì nguyên liệu. Ở vùng Bắc Tây Nguyên, với khoảng chục nhà máy chế biến tinh bột mì nhưng cũng không thu mua được hết sản lượng mì.

Chị Trần Thị Thu, chủ đại lý thu mua mì ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) cho biết: Thời gian qua, do người dân ồ ạt thu hoạch mì, khiến giá mì biến động thất thường, từ mức 5.000 đồng/kg mì khô, xuống còn khoảng 2.000 đồng/kg. Thị trường bấp bênh, nhiều tiểu thương không dám thu mua vì sợ giá còn xuống.

Ông Lê Thanh Hà, Phó Giám đốc Nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu Phú Túc (tỉnh Gia Lai) cho hay, mặc dù các cơ quan chức năng đã khuyến cáo không nên chuyển qua trồng mì ồ ạt nhưng bà con vẫn mở rộng diện tích. Về phía nhà máy, chúng tôi chỉ có thể tăng cường thu mua về chế biến đến mức độ nào đó, chứ không thể mua hết. Phần lớn mì nguyên liệu được xuất khẩu sang Trung Quốc, nhưng nhu cầu thị trường này có lúc tăng, lúc giảm nên người dân và doanh nghiệp không kịp trở tay. Năm nay, việc xuất khẩu sang thị trường này gặp khó khăn, nên giá mì càng xuống thấp.

Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Trồng Cây Tầm Vông Hiệu Quả Kinh Tế Từ Trồng Cây Tầm Vông

Khánh Hòa là tỉnh phát triển mạnh ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, xuất khẩu các mặt hàng mỹ nghệ mây tre nứa. Đây là ngành nghề có nhu cầu lớn về nguyên liệu đan lát. Tuy nhiên, việc đáp ứng nguồn nguyên liệu tại chỗ hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Phát triển được vùng trồng nguyên liệu, không chỉ giải quyết được nhu cầu của ngành nghề sản xuất mặt hàng xuất khẩu, mà còn là mô hình kinh tế hiệu quả cho nông dân.

08/04/2014
Dịch Bệnh Thủy Sản Vì Sao Bùng Phát Mạnh? Dịch Bệnh Thủy Sản Vì Sao Bùng Phát Mạnh?

Trong 6 tháng đầu năm nay, dịch bệnh bùng phát mạnh tại các khu vực nuôi thủy sản, gây thiệt hại nặng nề cho người dân, đòi hỏi các cơ quan quản lý phải nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp xử lý.

31/07/2014
Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Rau Quả Gặp Khó Vì Thiếu Nguyên Liệu Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Rau Quả Gặp Khó Vì Thiếu Nguyên Liệu

Theo thông tin từ Sở Công thương Bắc Giang, quý I năm 2014, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả của tỉnh ước đạt gần 1,5 triệu USD, chỉ bằng 4,74% kế hoạch năm.

08/04/2014
Giám Định, Bình Tuyển Giống Gia Súc Góp Phần Nâng Cao Hiệu Quả Chăn Nuôi Giám Định, Bình Tuyển Giống Gia Súc Góp Phần Nâng Cao Hiệu Quả Chăn Nuôi

Ông Nguyễn Đình Tưởng, Trưởng Phòng Chăn nuôi (Sở Nông nghiệp và PTNT Hưng Yên) cho biết: Giám định là công việc kiểm tra, xem xét kết quả đạt được về sinh trưởng, ngoại hình, sức sinh sản, sau đó căn cứ vào tiêu chuẩn để xác định con gia súc đó có đạt yêu cầu về phẩm giống hay không.

31/07/2014
Vũng Liêm Phát Triển 100 Ha Ớt Chỉ Thiên Trên Đất Lúa Vũng Liêm Phát Triển 100 Ha Ớt Chỉ Thiên Trên Đất Lúa

Ớt chỉ thiên thích hợp đất lúa trong điều kiện hạn, mặn xâm nhập tại một số xã của huyện như: Trung Thành, Trung Thành Đông, Trung Ngãi, Trung Nghĩa với diện tích khoảng 2.500ha.

08/04/2014