Mì Mất Mùa, Mất Giá

Hiện nay, nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) đang tập trung thu hoạch mì niên vụ 2013 - 2014, tổng diện tích khoảng 500ha. Do phần lớn diện tích mì của người dân được trồng trên đất đồi dốc, bạc màu, cùng với thời tiết mưa nhiều trong thời kỳ ra củ nên cây mì năm nay cho năng suất thấp, chỉ bằng 60 - 70% so với mọi năm.
Hiện nay, Trung tâm Dịch vụ - Thương mại miền núi huyện Khánh Sơn đang thu mua 3.700 - 3.800 đồng/kg mì khô, 1.100 - 1.200 đồng/kg mì tươi (giảm khoảng 600 đồng/kg so với năm ngoái). Những hộ bán hoặc trao đổi mì lấy hàng hóa của thương lái thì giá chỉ được 3.600 đồng/kg.
Nhằm hạn chế tình trạng thương lái ép giá người dân, Trung tâm đã tạm ứng vốn cho các cửa hàng thương mại các xã để thu mua mì và các nông sản khác của bà con nhưng chỉ được khoảng 20% sản lượng vì nguồn vốn hạn hẹp.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân xã Phương Hải (Ninh Hải) đang vào thu hoạch lúa vụ hè-thu, với năng suất bình quân ước đạt 6,5 tạ/sào, cá biệt một số hộ có năng suất đạt 7 đến 7,5 tạ/sào. Với giá lúa tươi hiện nay 4.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, nông dân thu lãi khoảng 2 triệu đồng/sào.

Ngày 8-8, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thuận Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện và định hướng nhân rộng các mô hình vào sản xuất nông nghiệp.

Ông Huỳnh Văn Vẹn ở xã Vĩnh Hội Đông An Phú (An Giang) cho biết, đầu mùa lũ, đáy dính cá linh non ít, bình quân mỗi ngày chỉ khoảng 5 - 10 kg.

Trái với sự sôi động, náo nhiệt tại khu vực phía Nam, ngành thủy sản miền Bắc hơn một thập kỷ qua vẫn chỉ dậm chân tại chỗ. Ngoài đặc thù địa lí, khí hậu, tập quán thì nguyên nhân chính khiến thủy sản miền Bắc èo uột như hiện tại là do hệ thống nghiên cứu và SX giống quá yếu, lem nhem.

Ông Đặng Văn Mạnh, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên cho biết, sau khi Viện Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) tiến hành lấy mẫu giám định hiện tượng lúa bị bệnh vàng lá ở huyện Đông Hòa bằng phương pháp RT-PCR, xác định đó là bệnh vàng lá tungro. Tác nhân môi giới truyền bệnh là rầy xanh đuôi đen.