Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Metro Rộng Cửa Đón Thủy Sản VietGAP

Metro Rộng Cửa Đón Thủy Sản VietGAP
Ngày đăng: 10/10/2013

Ông Philip Bacac - Tổng giám đốc Metro cho biết, bên cạnh các sản phẩm thủy sản đã đáp ứng yêu cầu “MetroGAP”, thời gian tới, Metro sẽ lựa chọn thêm các nhà cung cấp ngành hàng thực phẩm tươi sống đạt chứng nhận VietGAP đưa vào bán tại siêu thị này.

Tại Hội thảo Hợp tác và kết nối thị trường các sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Việt Nam cho biết, khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa ban hành hệ thống các tiêu chuẩn sản xuất nông sản, thủy sản theo quy trình VietGAP, Tổng cục Thủy sản đã làm việc với Tập đoàn Metro để xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn tạm gọi là MetroGAP.

Cấu trúc của hệ thống các tiêu chuẩn MetroGAP này được tổng hợp và rút gọn lại từ các bộ tiêu chuẩn quốc tế với các yêu cầu tối thiểu như: quy trình nuôi, thu hoạch, khai thác, đóng gói, vận chuyển, danh mục thuốc thú y, hóa chất… Sau khi Công ty Metro áp dụng các tiêu chuẩn này, công ty đã xây dựng trạm trung chuyển cá tại TP. Cần Thơ và tiến hành thu mua cá nguyên liệu từ các địa phương thuộc khu vực ĐBSCL. Hiện tại, mỗi ngày trạm trung chuyển cá của Metro thu mua được khoảng 5-7 tấn cá các loại, bao gồm các sản phẩm cá nuôi và đánh bắt.

Hiện nay, do nhu cầu phát triển rộng hơn các mô hình sản xuất nông sản, thủy sản theo hướng VietGAP, đồng thời tiến dần đến việc bắt buộc sản xuất VietGAP đối với một số loại sản phẩm thủy sản như cá tra, tôm. Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Metro xem xét tích hợp bộ tiêu chuẩn MetroGAP với bộ tiêu chuẩn VietGAP để tạo điều kiện mở rộng khả năng bán các sản phẩm thủy sản VietGAP vào hệ thống siêu thị này.

Về chi phí sản xuất VietGAP, ông Như Văn Cẩn - Phó vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- cho rằng, chi phí sản xuất VietGAP không cao hơn so với sản xuất truyền thống nhiều. Theo lý giải của ông Cẩn, khi sản xuất VietGAP diện tích yêu cầu lớn và đầu tư 1 lần, do đó nếu phát triển được thì các vụ sau lợi nhuận chắc chắn sẽ cao hơn. Tuy nhiên, cần phải giải quyết để làm sao tiết giảm được cấp giấy chứng nhận và ký được các hợp đồng bao tiêu ổn định thì mới khuyến khích người dân “xã hội hóa sản xuất VietGAP”.

Ông Philip Bacac – Tổng giám đốc Metro cho biết, bộ tiêu chuẩn VietGAP ra đời sau và có nhiều quy định chi tiết về các tiêu chí kiểm soát về kỹ thuật và các yêu cầu trong sản xuất hơn MetroGAP. Tuy nhiên, tiêu chuẩn VietGAP lại có quá nhiều cơ quan được phép thẩm định và cấp giấy chứng nhận sản phẩm VietGAP nên chưa có sự thống nhất.

Để tránh cho việc phải kiểm tra lại, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các nhà cung cấp bán hàng vào Metro, ông Philip Bacac kiến nghị: Bộ NN&PTNT cần nhanh chóng ban hành các quy định cụ thể về cơ quan được phép thẩm định, đồng thời ra được mẫu nhãn hiệu VietGAP theo quy chuẩn chung để Metro và người tiêu dùng có căn cứ.

Cũng theo ông Philip Bacac, bên cạnh các sản phẩm thủy sản đã đáp ứng yêu cầu MetroGAP, thời gian tới Metro sẽ lựa chọn thêm các nhà cung cấp ngành hàng thực phẩm tươi sống đạt chứng nhận VietGAP đưa vào bán tại siêu thị này.

Ông Trương Đình Hòe- Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản- đánh giá, việc Metro mở rộng thu mua các sản phẩm thủy sản VietGAP tốt sẽ có lợi cho việc khuyến khích thị trường nội địa tiêu thụ các mặt hàng thủy sản đạt các tiêu chuẩn chất lượng. Điều này tác động tốt đến vùng nguyên liệu cá tra, tôm và các mặt hàng thủy-hải sản phục vụ xuất khẩu.

Theo thống kê của Cục quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản (NAFIQUAD), mỗi năm các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam bị thiệt hại khoảng 14 triệu USD. Nguyên nhân là do chưa khuyến khích được sản xuất VietGAP đồng bộ, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hầu hết mua gom nguyên liệu từ nhiều nguồn nên rất nhiều lô hàng bị đối tác trả lại. Để tránh tình trạng trên, NAFIQUAD khuyến cáo các doanh nghiệp nên thu mua các sản phẩm có truy suất nguồn gốc và đã đạt chứng nhận VietGAP.


Có thể bạn quan tâm

Vi phạm sản xuất giống cây trồng có thể bị phạt 100 triệu đồng Vi phạm sản xuất giống cây trồng có thể bị phạt 100 triệu đồng

Nhằm đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh cây trồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Trong đó, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân vi phạm là 50 triệu đồng, đối với tổ chức mức phạt được tăng gấp đôi (100 triệu đồng).

20/05/2015
Gấp rút nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Gấp rút nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành mía đường

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát khẳng định rằng so với các loại cây trồng khác, mía đường vẫn là ngành được bảo hộ cao nhất; phải gấp rút thực hiện giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh ngành mía đường.

20/05/2015
Đẩy mạnh công tác khuyến nông trong thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Đẩy mạnh công tác khuyến nông trong thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là nội dung quan trọng, cốt lõi trong tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế và xây dựng NTM của tỉnh nhằm xây dựng, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa hiệu quả và bền vững với năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn.

20/05/2015
Hải Lộc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa Hải Lộc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của xã Hải Lộc (Hải Hậu) có những chuyển biến tích cực, trong đó đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hiện nay, tại Hải Lộc đã hình thành được nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

20/05/2015
Chăn nuôi quy mô lớn và bài toán bảo vệ môi trường Chăn nuôi quy mô lớn và bài toán bảo vệ môi trường

Chăn nuôi càng phát triển thì việc phòng chống ô nhiễm môi trường càng trở nên cần thiết và cấp bách. Nếu như người dân đô thị phải đối mặt với tình trạng tiếng ồn, rác thải sinh hoạt, khói bụi... thì người dân ở một số vùng nông thôn lại phải sống chung với tình trạng ô nhiễm môi trường do thuốc trừ sâu, rác thải nông nghiệp và đặc biệt là chất thải từ chăn nuôi.

20/05/2015