Mèo Vạc Tích Cực Thu Hoạch Lúa Hè Thu

Vụ hè thu năm nay toàn huyện Mèo Vạc gieo trồng trên 1.100 ha lúa. Cơ cấu giống chủ yếu là: Sán Ưu 63, HT1, DS1 và giống địaphương.
Tát Ngà là một trong những xã có diện tích gieo trồng cao của huyện với 161 ha, thời tiết thuận lợi như hiện nay, nhiều diện tích lúa mùa sớm của xã đã chín rộ, nhân dân đang tích cực thu hoạch. Cùng với các hộ dân khác trong thôn, vụ này gia đình anh Trần Văn Pảo thôn Tát Ngà gieo cấy được trên 30 kg giống.
Do chủ động được thời vụ cũng như các điều kiện thiết yếu phục vụ sản xuất, đến nay toàn bộ diện tích lúa hè thu của gia đình anh đã cho thu hoạch.
Theo đánh giá của người dân, năng suất vụ hè thu năm nay thấp hơn so với mọi năm do ảnh hưởng của thời tiết và sâu bệnh, đặc biệt là đợt hạn hán kéo dài vào đầu vụ đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ sản xuất, năng suất của một số xã. Tuy nhiên, với sự lựa chọn cơ cấu giống phù hợp và gieo trồng đảm bảo đúng khung thời vụ nên vụ hè thu năm nay xã Tát Ngà vẫn đảm bảo được lương thực cho người dân.
Cùng với việc tập trung đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa hè thu, UBND huyện Mèo Vạc còn chỉ đạo các xã, Thị trấn và bà con nhân dân trên địa bàn, tận dụng tối đa quỹ đất nông nghiệp, triển khai việc làm đất để gieo trồng các loại cây rau màu vụ đông đảm bảo hoàn thành kế hoạch giao.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh cho biết, dịch lở mồm long móng đang bùng phát mạnh tại 19 xã của 3 huyện là Cẩm Xuyên, Thạch Hà và Kỳ Anh.

Trước đây, xã Chánh Mỹ (TP.Thủ Dầu Một - Bình Dương) nổi tiếng là vùng trồng rau diếp cá. Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã, cho biết vào khoảng năm 2000 diện tích trồng rau diếp cá ở xã lên đến 50 - 60 ha. Từ năm 2007 đến nay, khi các dự án quy hoạch được thực hiện ở địa phương nên đa số nông dân không còn nhiều diện tích đất để canh tác. Hiện diện tích canh tác nông nghiệp của xã chỉ còn khoảng 16 ha, chủ yếu trồng các loại rau màu.

Trước nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào, gây thiệt hại về kinh tế, người chăn nuôi heo trong tỉnh Phú Yên đang từng bước hướng đến nền chăn nuôi an toàn sinh học nhằm hạn chế tối đa rủi ro.

Trong suy nghĩ của tôi, cứ tưởng rằng chim yến là loài hoang dã chỉ quen sống ở những vùng biển khơi, hải đảo… Không ngờ loài chim “quý tộc”- được xem như sứ giả của mùa xuân ấy lại có thể chọn vùng đất biên giới Tân Biên để làm chỗ “định cư”.

Hội ND xã Lê Chánh (thị xã Tân Châu) phối hợp cùng Phòng Kinh tế thị xã vừa tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi bò cho hội viên ND.