Máy Tưới Dưa Hấu Hiệu Suất Cao

Trong năm 2013, anh Nguyễn Văn Nhàn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đã tự mài mò nghiên cứu chế tạo ra máy tưới nước cho rẫy dưa hấu, đem lại hiệu quả cao. Chiếc máy đơn giản nhưng có hiệu suất hoạt động tăng gấp 2 - 3 lần so với sức tưới rẫy của 1 công lao động, từ đó giúp nông dân đỡ vất vả hơn trong khâu tưới nước cho rẫy dưa của mình…
Việc trồng dưa hấu trên ruộng ở xã Lý Văn Lâm đã có từ trên 20 năm nay. Hầu hết người trồng dưa hấu nơi đây chủ yếu tưới nước cho dưa bằng thủ công, nghĩa là dùng gào múc nước tưới cho từng gốc dưa, vừa tốn hao sức khoẻ, hiệu suất tưới không cao. Từ khi có chiếc máy của anh Nguyễn Văn Nhàn chế tạo, các hộ trồng dưa hấu ít tốn công lao động hơn.
Anh Nguyễn Văn Nhàn cho biết:“Gần đây nguồn lao động ở địa phương rất hạn chế. Mình tạo ra máy tưới dưa, máy tưới 1 buổi được trên 10 công, bằng sức của 3 lao động”.
Chiếc máy tưới nước cho dưa rất đơn giản, bao gồm 1 mô-tơ bơm nước công suất nhỏ, loại dành cho bơm hồ cá cảnh, 1 bình ắc-quy, 4 phao lưới biển, 1 ống nhựa cỡ 27 mm và 2 vòi sen, tính tổng trị giá của chiếc máy khoảng 1,2 triệu đồng.
Trồng 10 công dưa hấu, nếu không có chiếc máy tưới thì ít nhất phải có thêm 2 người tưới dưa, anh Huỳnh Văn Nghị, ấp Bào Sơn, xã Lý Văn Lâm, cho biết: “Khi có máy tưới dưa thì thuận lợi hơn, chỉ mình tôi lo cho 10 công dưa, giảm công lao động, nhàn hơn, khoẻ hơn, nhưng vẫn đảm bảo vấn đề tưới tiêu cho dưa”.
Hiện nay, xã Lý Văn Lâm có trên 100 hộ chuyên trồng dưa hấu, việc tưới nước chỉ phụ thuộc vào sức lao động. Do đó, việc chế tạo ra chiếc máy tưới dưa của anh Nguyễn Văn Nhàn đã giúp người nông dân trồng dưa ít tốn công lao động hơn, chăm sóc dưa dễ dàng hơn.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, chúng tôi có dịp đến thăm mô hình chăn nuôi bò thịt của ông Đinh Văn Khoa ở xã Quang Lãng (huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội), nơi mà gần 2 năm qua ông được Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội trợ giúp về kỹ thuật xây dựng trang trại chăn nuôi.

Mặc dù sản lượng có giảm hơn so với năm ngoái nhưng hiện nay giá bưởi lại cao hơn gần gấp đôi so với năm ngoái, nhất là trong dịp tết giá bưởi sẽ còn tăng cao nên các nhà vườn ở Bạch Đằng (Bình Dương) đang tất bật chăm sóc để chờ đón tết.

Năm 2013, Bình Thuận có dấu hiệu phục hồi sản xuất nuôi tôm nước lợ, người nuôi tôm được mùa, được giá và kiểm soát tốt dịch bệnh. Đồng thời, xác định được hướng phát triển rõ ràng đối với nuôi tôm nước lợ, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng đang ở vị trí “soán ngôi”.

Ngày 30-12, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết hiệp hội vừa tổ chức họp mặt gần 200 hộ chăn nuôi và các chủ trang trại trong tỉnh để cùng cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Cùng với đó, các hộ dân còn được tập huấn kỹ thuật về chăm sóc, phòng bệnh đúng cách. Sau hơn 3 tháng nuôi, đàn gà của các hộ đều có tỷ lệ sống gần 100%, phát triển nhanh, trọng lượng trung bình đạt 2 kg/ con.