Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Máy Bẫy Cá Chình

Máy Bẫy Cá Chình
Ngày đăng: 27/02/2014

Từ năm 2013 đến nay, một số ngư dân trên địa bàn huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) đã mạnh dạn áp dụng máy thủy lực thu lồng bẫy cá chình. Đây là một trong những mô hình mới được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh triển khai. Qua đó, mục đích nhằm tiết kiệm sức lao động, giảm thời gian thu lồng, tăng hiệu quả đánh bắt và đưa cơ giới hóa vào ngành nghề khai thác hải sản...

Những năm gần đây, nghề khai thác hải sản của Bình Thuận phát triển mạnh, đánh bắt được nhiều hải sản có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, một số loại hải sản có giá trị kinh tế thường sống ở những nơi khó khai thác như gần chân rạn, đá...nên việc khai thác bằng các loại nghề thông thường như lưới, câu... kém hiệu quả.

Để khắc phục những hạn chế trên, việc phát triển bằng nghề lồng bẫy là hợp lý và cần thiết. Đặc biệt, khai thác cá chình bằng lồng bẫy đang được nhiều ngư dân ở huyện đảo Phú Quý áp dụng. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động đánh bắt, ngư dân vẫn phải thu lồng bẫy bằng sức lao động (kéo bằng tay).

Mỗi ngày họ phải kéo khoảng 10.000m dây cho 200 chiếc lồng/ thuyền. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến thời gian đánh bắt, sức khỏe ngư dân và chất lượng sản phẩm sau thu hoạch. Chính vì vậy, ngư dân rất mong muốn có máy kéo hoặc công cụ thu dây, để vừa giảm sức lao động vừa tăng số lồng, mở rộng phát triển nghề.

Xuất phát từ lý do trên, việc áp dụng máy thủy lực vào nghề khai thác hải sản bằng lồng bẫy là một trong những mô hình mới rất phù hợp, được sự ủng hộ của nhiều ngư dân. Đây được xem là một nghề khai thác mới đem lại hiệu quả đánh bắt cao trên từng chuyến biển, nâng cao đời sống cho ngư dân.

Năm 2013, tại huyện đảo Phú Quý đã có 6 tàu cá ứng dụng mô hình sử dụng máy thủy lực vào nghề khai thác hải sản bằng lồng bẫy.

Trong số đó, 3 tàu tham gia thực hiện mô hình của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, với mức hỗ trợ 50% chi phí/máy (khoảng 10 triệu đồng), số còn lại ngư dân tự trang bị. Nhờ đó, hiệu quả mang lại là ngư dân không phải kéo lồng bằng tay, thời gian thu lồng nhanh hơn, số lồng trên mỗi tàu tăng thêm từ 200 lên 300 lồng/tàu.

Ông Phạm Kim Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh cho biết: Máy thủy lực được dùng để thu lưới trong nghề cá. Hệ thống bao gồm bơm thủy lực vận hành từ trích lực động cơ chính (diezel) của máy tàu, qua dây truyền động. Bộ phận trục và bộ ly hợp truyền động làm quay tang thu dây.

Tang thu dây là bộ phận cải tiến chính của giải pháp hữu ích. Tang sử dụng 2 mặt hông của lốp ô tô con đã hỏng, ghép ngược vào sát nhau tạo thành hình trục khuyết để làm tang. Tang thu cải tiến này được các thợ cơ khí tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chế tác để thu lưới rê...

Với sự cải tiến và mạnh dạn ứng dụng máy thủy lực thu lồng bẫy cá chình, chắc chắn rằng, trong thời gian tới, ngư dân huyện đảo Phú Quý nói riêng và ngư dân trong tỉnh nói chung sẽ ngày càng tăng thêm hiệu quả khai thác hải sản, tiết kiệm thời gian và sức lao động…

Nguyên lý hoạt động

Máy thủy lực hoạt động theo nguyên lý truyền động thủy lực. Việc truyền động thủy lực diễn ra 2 quá trình biến đổi năng lượng: thủy năng hình thành nhờ bơm thủy lực và biến đổi thành cơ năng nhờ động cơ thủy lực. Máy thủy lực hoạt động nhờ trích lực từ các động cơ diezen trên tàu có công suất từ 20CV trở lên...


Có thể bạn quan tâm

Quỳnh Lưu Mở Lối Làm Giàu Từ Cây Hương Bài Quỳnh Lưu Mở Lối Làm Giàu Từ Cây Hương Bài

Nhằm thay thế các loại cây trồng kém hiệu quả trên diện tích đất vườn đồi tại các xã miền núi huyện Quỳnh Lưu, mấy năm trở lại đây, bà con nông dân đã chủ động đưa vào trồng cây nguyên liệu hương bài. Đây được coi là cây trồng phù hợp loại đất đồi cao, khó khăn về nguồn nước, dễ trồng, dễ chăm sóc và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

30/06/2014
Chuyển Giao Kỹ Thuật Cho Người Nuôi Tôm Cần Nhìn Từ Thực Tiễn Chuyển Giao Kỹ Thuật Cho Người Nuôi Tôm Cần Nhìn Từ Thực Tiễn

Ông Nguyễn Tấn Sỹ, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Mương Ðường, xã Tạ An Khương, bộc bạch: “Phương pháp nuôi tôm của tôi chủ yếu là phơi đầm, bón vôi, thả tôm giống và định kỳ bắt tôm hằng tháng. Ðó là những gì học được từ 4 lớp tập huấn. Thế nhưng, rủi ro vẫn còn, thu nhập chưa bền vững, chưa thể lấy sổ đỏ về nhà”.

28/11/2014
Thăng Bình Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Thăng Bình Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp

UBND huyện Thăng Bình vừa ban hành kế hoạch hành động để thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Mục tiêu chung của kế hoạch là chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ phân tán sang tập trung, nâng cao chất lượng, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

30/06/2014
Cá Hồng Mỹ Đối Tượng Nuôi Mới Cá Hồng Mỹ Đối Tượng Nuôi Mới

Khá phổ biến ở các tỉnh phía Bắc nhưng cá hồng Mỹ còn xa lạ với người nuôi ở Khánh Hòa. Vì thế, đề tài cấp tỉnh “Chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá hồng Mỹ tại Khánh Hòa” được thực hiện nhằm phát triển thêm đối tượng nuôi mới cho người dân địa phương.

28/11/2014
Quả Ngọt Trên Vùng Đất Chua Quả Ngọt Trên Vùng Đất Chua

Trên đồng đất phèn nặng trồng lúa kém hiệu quả, tự dưng dân ấp 18 (xã Khánh Thuận, huyện U Minh, Cà Mau) thấy hàng ngàn trụ bê tông (giá thể cho thanh long) xuất hiện. Có người xì xầm nói anh em Ba Phước bị đãng trí, đem tiền bỏ biển.

30/06/2014