Mất Trắng 2.000 Ha Nuôi Cá Do Nước Lũ

Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Long An cho biết, hiện nay ở các huyện vùng lũ Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh và Thạnh Hóa có gần 2.000ha mặt nước nuôi cá từ 2-3 tháng tuổi bị chìm ngập trong nước lũ, gây mất trắng, thiệt hại hàng chục tỷ đồng
Do nước lũ từ năm 2001 đến năm 2010 về thấp nên hầu hết những hộ nuôi cá chủ quan, hàng năm không gia cố bờ bao chung quanh mặt ao.
Lũ năm nay lại về sớm hơn mọi năm gần 1 tháng, cường suất ngày đêm có lúc lên 6-10cm, nhiều hộ nuôi cá không kịp gia cố bờ bao, chỉ dùng lưới cao 1m chắn chung quanh mặt ao, nhưng nước lũ vượt qua mặt lưới chắn từ 0,4-1m khiến cá thoát ra sông, ruộng.
Ông Nguyễn Văn Đát, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mộc Hóa, cho biết mô hình nuôi cá trong mùa lũ rất hiệu quả, lãi thấp nhất cũng được 50 triệu đồng/ha, có hộ lãi hơn 100 triệu đồng/ha.
Hiện nay, huyện Mộc Hóa có hơn 80% diện tích nuôi cá bị chìm ngập trong nước lũ, nhiều hộ nuôi cá tra 2-3 năm nay, trọng lượng cá đạt 5-7 kg/con nhưng bị nước lũ cuốn trôi, thiệt hại hàng tỷ đồng.
Ở huyện Tân Hưng nhiều hộ vay tiền ngân hàng đầu tư nuôi cá trong mùa lũ, hiện có hơn 1.000 ha mặt nước nuôi cá lóc, cá phi, cá rô, cá tra bị chìm ngập do lũ, gây mất trắng.
Ngành ngân hàng ở các huyện vùng lũ đang tổ chức kiểm tra những hộ vay vốn nuôi cá bị mất trắng để có biện pháp gia hạn nợ và hỗ trợ thêm vốn cho các hộ nuôi lại sau khi lũ vừa rút, bù đắp lại thiệt hại do lũ gây ra./.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm quảng canh cải tiến theo mô hình cánh đồng tôm lớn đang được nhân rộng ở huyện Cái Nước (Cà Mau) mang lại hiệu quả cao.

Với ý chí và quyết tâm vươn lên làm giàu, nông dân Lê Hữu Mông ở khu 4, phường Long Thủy (TX. Phước Long, Bình Phước) đã thành công với mô hình nuôi rắn hổ trâu (hổ vằn). Với 40 con rắn bố mẹ, trên 200 rắn con, hàng trăm quả trứng rắn và trên 60 rắn nước, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Quế Trà Bồng là một trong những đặc sản được xác lập kỷ lục Châu Á. Thế nhưng, giai đoạn 2008 - 2011, nhiều địa phương ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) “quay lưng” với cây quế để trồng các cây lâm nghiệp khác hiệu quả kinh tế cao hơn. Những năm gần đây, nhờ các chính sách 30a, 135 của Chính phủ, Trà Bồng từng bước vực dậy và phát triển cây quế...

Nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, thời gian qua, xã Nâm N’đir (Krông Nô) đã tập trung xây dựng nhiều mô hình chuyên canh, xen canh các loại cây trồng mang lại hiệu quả cao.

Chưa bao giờ giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL lại dao động ở mức thấp kéo dài như hiện nay, làm người nuôi thua lỗ không còn khả năng tiếp tục sản xuấtù. Còn doanh nghiệp xuất khẩu cũng lao đao bởi giá xuất thấp, bị nhiều nước dựng rào cản kỹ thuật gây khó mở rộng thị trường.