Mất Trắng 2.000 Ha Nuôi Cá Do Nước Lũ

Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Long An cho biết, hiện nay ở các huyện vùng lũ Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh và Thạnh Hóa có gần 2.000ha mặt nước nuôi cá từ 2-3 tháng tuổi bị chìm ngập trong nước lũ, gây mất trắng, thiệt hại hàng chục tỷ đồng
Do nước lũ từ năm 2001 đến năm 2010 về thấp nên hầu hết những hộ nuôi cá chủ quan, hàng năm không gia cố bờ bao chung quanh mặt ao.
Lũ năm nay lại về sớm hơn mọi năm gần 1 tháng, cường suất ngày đêm có lúc lên 6-10cm, nhiều hộ nuôi cá không kịp gia cố bờ bao, chỉ dùng lưới cao 1m chắn chung quanh mặt ao, nhưng nước lũ vượt qua mặt lưới chắn từ 0,4-1m khiến cá thoát ra sông, ruộng.
Ông Nguyễn Văn Đát, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mộc Hóa, cho biết mô hình nuôi cá trong mùa lũ rất hiệu quả, lãi thấp nhất cũng được 50 triệu đồng/ha, có hộ lãi hơn 100 triệu đồng/ha.
Hiện nay, huyện Mộc Hóa có hơn 80% diện tích nuôi cá bị chìm ngập trong nước lũ, nhiều hộ nuôi cá tra 2-3 năm nay, trọng lượng cá đạt 5-7 kg/con nhưng bị nước lũ cuốn trôi, thiệt hại hàng tỷ đồng.
Ở huyện Tân Hưng nhiều hộ vay tiền ngân hàng đầu tư nuôi cá trong mùa lũ, hiện có hơn 1.000 ha mặt nước nuôi cá lóc, cá phi, cá rô, cá tra bị chìm ngập do lũ, gây mất trắng.
Ngành ngân hàng ở các huyện vùng lũ đang tổ chức kiểm tra những hộ vay vốn nuôi cá bị mất trắng để có biện pháp gia hạn nợ và hỗ trợ thêm vốn cho các hộ nuôi lại sau khi lũ vừa rút, bù đắp lại thiệt hại do lũ gây ra./.
Có thể bạn quan tâm

Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cho biết, tuần qua có thêm hàng chục ha tôm bị thiệt hại, nâng tổng diện thiệt hại lên hơn 2.000 ha.

Cá tra được xem là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế sản phẩm cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới được quan tâm đặc biệt trong những năm gần đây. Với Nghị định số 36/2014/NĐ-CP ngày 29-4-2014 của Chính phủ Về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra (Nghị định 36), cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến phải được nuôi từ cơ sở nuôi cá tra thương phẩm đáp ứng theo các điều kiện quy định.

Nhóm nghiên cứu Đặng Quốc Cường, Công ty cổ phần BVTV Delta, Cần Thơ; Trương Thị Nga, khoa môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Trường đại học Cần Thơ và Trần Thị Diễm Phúc, Công ty xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Cần Thơ đã nghiên cứu “Hiệu quả sử dụng đất ngập nước trồng lúa để xử lý nước ô nhiễm của ao ươm cá tra”, với mục đích tận dụng lại nguồn dưỡng chất có trong nước thải ao ươm cá tra giống cung cấp cho quá trình phát triển của cây lúa, góp phần hạn chế ô nhiễm nước mặt từ quá trình ươm cá tra giống.

Thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển trang trại thủy sản thâm canh cao giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Bắc Giang, Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) đang chuẩn bị các điều kiện để xây dựng 3 mô hình nuôi cá thâm canh cao tại 3 huyện: Lạng Giang, Yên Dũng, Hiệp Hòa.

Không khuất phục trước khó khăn, bằng sức trẻ, sự siêng năng cần cù cộng với lợi thế đất đai của gia đình, chị Nguyễn Thị Duyên, 34 tuổi, ở xã Cát Minh – huyện Phù Cát – tỉnh Bình Định đã chịu khó tìm tòi, học hỏi và đã áp dụng thành công mô hình nuôi cá và ba ba, tạo thu nhập đáng kể cho gia đình, được nhiều người mến phục.