Mất Thị Trường Trung Quốc, Nghề Dệt Thảm Xơ Dừa Gặp Khó

Làng nghề dệt thảm xơ dừa Cửu Lợi, xã Tam Quan Nam (Hoài Nhơn - Bình Định) đang gặp khó do các đối tác Trung Quốc bỏ đi.
Nghề dệt thảm xơ dừa ở Cửu Lợi bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ trước. Thời điểm hưng thịnh của làng nghề là những năm sau giải phóng, khi HTX thảm xơ dừa Tam Quan Nam còn hoạt động mạnh mẽ. Bấy giờ thảm sản xuất chủ yếu xuất sang thị trường Liên Xô (cũ).
Trong giai đoạn 1993-1998, sau một thời gian “im hơi lặng tiếng”, làng nghề thảm xơ dừa lại nhộn nhịp trở lại. Nhưng chỉ 5 năm sau đó, hoạt động của làng nghề có dấu hiệu chững lại, các khung dệt chỉ hoạt động cầm chừng. Đến giai đoạn 2003-2005, nghề dệt thảm xơ dừa lại bùng lên mạnh mẽ. Mặt hàng ưa chuộng là thảm có kích thước nhỏ (35x55cm) và thảm hình bán nguyệt.
Thị trường tiêu thụ mạnh nhất là Indonesia và Đức. Đến năm 2007, các đối tác ĐôngÂu lần lượt từ chối hàng thảm xơ dừa của ta, làng nghề lại rơi vào tình trạng khốn đốn.
Năm 2008, tỉnh Bình Định có nhiều chính sách khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống, nhờ đó nghề dệt thảm xơ dừa sống lại, đối tác lúc này chủ yếu là thị trường các nước Đông Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc...
Nhưng gần đây, các đối tác Trung Quốc bỏ đi hoặc ép giá, vì thế hàng tồn đọng nhiều, làng nghề gặp khó.
Ông Huỳnh Minh Ngọc, chủ cơ sở dệt Ngọc Chung, cho hay: “Từ khi đứt mất thị trường Đông Âu, cơ sở của chúng tôi chủ yếu bán cho Trung Quốc, Hàn Quốc. Từ đầu năm tới nay, Trung Quốc không còn nhập hàng đều đặn như trước khiến cơ sở đứng trước nguy cơ đóng cửa”.
Cũng theo ông Ngọc, bình quân mỗi tháng cơ sở của ông xuất đi Trung Quốc 3 container thảm, khoảng 6.000 tấm nhưng nay mỗi tháng ông chỉ xuất được 1 container đi Hàn Quốc.
Trước những khó khăn của làng nghề, các cơ quan chức năng cần sớm cho giải pháp để khôi phục, giữ gìn, phát triển, điều quan trọng là tìm thị trường mới cho sản phẩm, tránh lệ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm trở lại đây, đặc biệt là sang năm 2013, “đầu ra” cho con cá tra khó khăn, trong khi đầu vào tăng cao khiến cả người nuôi và doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam đều điêu đứng.

Tôm chân trắng (Penaeus vannamei hoặc Litopenaeus vannamei) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có nhiều ưu điểm như: tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt trong điều kiện độ mặn biến động lớn (thậm chí khi độ mặn bằng 0), có khả năng kháng bệnh cao, dễ sinh sản và gia hoá, nên được nhiều nước ưu tiên phát triển (nhất là các nước châu Á).

Những hộ nuôi cá thác lác cườm cho biết, nhu cầu tiêu thụ chả cá tại các chợ đầu mối tăng mạnh nên giá cá thác lác cườm thương phẩm tăng cao. Hiện, các tiểu thương thu mua cá thác lác cườm cỡ 400 - 500 gram/con, với giá 85.000 - 90.000 đồng/kg mà cũng không đủ nguồn cung.

Nông dân xã Bình Thạnh (Châu Thành, An Giang) đạt lợi nhuận cao từ mô hình trồng hành. Anh Lê Văn Hoàng, ngụ ấp Thạnh Hòa cho biết, gia đình trồng 2 công hành, năng suất gần tấn/công, bán với giá 7.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí, còn lãi 12 triệu đồng/công.

Anh Trần Thanh Phương (chủ cơ sở sản xuất - thương mại gạo Hạt Ngọc An Giang tại phường Bình Khánh, TP. Long Xuyên, An Giang) cho biết: Giống lúa thảo dược Vĩnh Hòa 1 do anh trồng thử nghiệm tại ấp An Hòa, xã An Hòa (Châu Thành) trong vụ hè thu 2013 vừa thu hoạch đạt năng suất 600 kg/công (1.000m2), bán lúa khô giá 9.000 đồng/kg, lãi 3 triệu đồng/công. Theo anh Phương, giống lúa thảo dược Vĩnh Hòa 1 (dòng F1) do anh mua của Công ty Khoa học công nghệ Vĩnh Hòa (huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) 2,5kg về gieo mạ và cấy 2.500m2 tại Châu Thành. Thời gian sinh trưởng của giống lúa này (vụ hè thu) là 115 ngày, cách chăm sóc gần giống như giống lúa OM 6976, lúa kháng bệnh tốt, kháng rầy nâu, bệnh cháy lá và đạo ôn... Do thời gian sinh trưởng hơi dài ngày nên anh không trồng vụ thu đông mà tiếp tục xin phép trồng thử nghiệm tiếp vụ đông xuân 2013 - 2014 tới. Nếu thành công trong vụ đông xuân, anh sẽ tổ chức sản xuất lúa hàng hóa, bởi được Công ty Khoa học công nghệ Vĩnh Hòa cung ứng giống và bao tiêu lúa hàng hóa với