Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mất Mùa Thanh Trà

Mất Mùa Thanh Trà
Ngày đăng: 27/08/2013

Đến thời điềm này, các vườn thanh trà ở Thủy Bằng (Thừa Thiên Huế) đều bị mất mùa mà chưa tìm được lý do. Thiệt hại đối với mỗi hộ dân ước tính khoảng từ 20 - 50 triệu.

Vườn thanh trà của ông Phan Văn Hảo ở thôn cư Chánh II (xã Thủy Bằng) có hơn 50 gốc, năm nào cũng cho trái xum xuê, là một trong những điểm thu mua lớn của những lái buôn. Tuy nhiên năm nay, vườn thanh trà của ông Hảo chỉ cho ra hơn trên dưới 50 quả. Mặc dù trước đó, ông Hảo đã dùng nhiều biện pháp truyền thống để chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh như những năm trước.

Năm nay không biết vì lý do gì mà đa số các vườn thanh trà ở đây không hoa, không trái dù chúng tôi đã chăm bón theo quy trình kỹ thuật của phòng NN&PTNT, ông Hảo buồn rầu.

Trong số hơn 100 hộ trồng thanh trà ở xã Thủy Bằng, chỉ một vài hộ may mắn không bị mất trắng. Tuy nhiên đa số trái đều còi cọc hoặc chưa “chín tới” đã rụng. Theo nhiều người dân, chính đợt nắng hạn gay gắt vừa rồi làm cho thanh trà ra hoa nghịch thời vụ nên hoa bị rụng nhiều, tỷ lệ đậu quả rất thấp. Mặt khác, sâu cuốn lá, sâu đục lỗ, bệnh xì mủ (do nấm Phitopthora gây ra làm cho cây chảy mủ toàn thân) khiến quả kém phát triển. Cũng có người cho rằng, do năm vừa rồi không có lũ nên đất không có phù sa bù đắp, thiếu dinh dưỡng, dẫn đến mất mùa.

Ông Lê Bá Sơn (thôn Cư Chánh 2) cho hay: Vườn tôi tuy không mất trắng nhưng một phần do thời tiết, một phần do không lụt, đất ven sông không được bồi đắp phù sa dẫn đến thanh trà ra trái nhỏ, chất lượng thấp hơn nhiều so với mọi năm.

Toàn xã Thủy Bằng hiện có trên 100 hộ trồng thanh trà với diện tích 74 ha, tập trung ở các thôn vùng ven sông như Võ Xá, Tân Ba, Vỹ Dạ, Cư Chánh… trong đó có có 25 hộ với 5,5 ha được trao quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể "Thanh trà Huế". Việc thanh trà mất mùa không chỉ gây thiệt hại kinh tế đối với mỗi hộ dân trồng thanh trà từ 20 - 50 triệu mà còn khiến thương hiệu “Thanh trà Huế” bị ảnh hưởng.

Trước tình hình trên, ngành Nông nghiệp và các cơ quan hữu quan cần tìm ra nguyên nhân chính xác khiến thanh trà mất mùa để có phương án giúp bà con trồng thanh trà khắc phục, tránh cảnh trắng tay trong những vụ mùa tiếp theo.


Có thể bạn quan tâm

Tôm Chân Trắng Sẽ Chiếm Hơn 70% Sản Lượng Tôm Đông Lạnh Xuất Khẩu Ở Khánh Hòa Tôm Chân Trắng Sẽ Chiếm Hơn 70% Sản Lượng Tôm Đông Lạnh Xuất Khẩu Ở Khánh Hòa

Theo các doanh nghiệp chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, năm nay, mặt hàng tôm chân trắng xuất khẩu khoảng hơn 35 nghìn tấn, chiếm hơn 70% sản lượng tôm đông lạnh xuất khẩu.

16/03/2013
Cá Lóc Tam Nông Trúng Mùa, Trúng Giá Cá Lóc Tam Nông Trúng Mùa, Trúng Giá

Nông dân huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) hiện đang thu hoạch vụ nuôi cá lóc thương phẩm trong niềm phấn khởi bởi cá lóc trúng mùa, trúng giá…

19/08/2013
Dừng Thả Nuôi Tôm Ở Các Khu Vực Bị Bệnh Ở Tuy An (Phú Yên) Dừng Thả Nuôi Tôm Ở Các Khu Vực Bị Bệnh Ở Tuy An (Phú Yên)

Từ đầu vụ năm 2013 đến nay, trên địa bàn huyện Tuy An (Phú Yên) đã thả nuôi hơn 310ha tôm, đến nay đã có hơn 29,5ha tôm nuôi bị dịch bệnh. Nguyên nhân ban đầu được xác định tôm chết chủ yếu là bị thân đỏ đốm trắng, hội chứng gan tụy… UBND huyện Tuy An đang chỉ đạo cơ quan chuyên môn và các xã tăng cường phòng, chống dịch bệnh không để lây lan ra diện rộng, dừng thả tôm ở khu vực bị bệnh, thực hiện các biện pháp cách ly, dập dịch…

24/04/2013
Làm Giàu Từ Nuôi Cá Chình Làm Giàu Từ Nuôi Cá Chình

Những năm gần đây, nhiều người dân trên địa bàn huyện Kbang (Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng nhiều mô hình mới và đã mang lại hiệu quả kinh tế. Trong đó mô hình nuôi cá chình của ông Phạm Văn Tân, làng Hà Lâm, xã Sơn Lang là một điển hình. Nhờ nuôi cá chình mà gia đình ông Tân đã xóa đói giảm nghèo, vươn lên khá giả.

19/08/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Lợn Theo Công Nghệ Thái Lan Ở Giao Thủy (Nam Định) Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Lợn Theo Công Nghệ Thái Lan Ở Giao Thủy (Nam Định)

Từ năm 2011 trang trại nuôi lợn công nghiệp của anh Lại Văn Nhân (Cty TNHH Thái Việt) xã Giao Thịnh (Giao Thủy - Nam Định) đã áp dụng theo công nghệ Thái Lan. Ông Phạm Ngọc Vĩnh, trưởng quản lý trang trại cho biết, năm 2012, mặc dù giá lợn thương phẩm biến động nhưng Cty vẫn ổn định sản xuất, xuất bán được hơn 300 tấn thịt lợn thương phẩm và hơn 5.000 con giống lợn ngoại chất lượng cao. Trừ các chi phí sản xuất, Cty thu về hơn 3 tỷ đồng mỗi năm. Hiện tại, Cty đang chuẩn bị đàn lợn nái hậu bị với 2.800 con lợn giống Duroc.

17/03/2013