Mạnh Mẽ Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng

Các mô hình chuyển đổi cây trồng này mang lại thu nhập cho người nông dân Quảng Bình cao gấp 2-3 lần so với trồng lúa.
Theo báo cáo của Sở NNPTNT, toàn tỉnh Quảng Bình đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng được 512 ha trên đất lúa trong vụ Đông Xuân năm 2013-2014, trong đó, trồng lúa kết hợp nuôi cá là 460ha, ngô 10ha, lạc 14,5ha, ớt 25ha, khoai lang 2ha.
Các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng này được triển khai, thí điểm chủ yếu tại huyện Quảng Ninh 464,6ha, Quảng Trạch 39ha và Lệ Thủy 10ha.
Ước tính, các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng này mang lại thu nhập cho người nông dân trên địa bàn tỉnh cao gấp từ 2-3 lần so với trồng lúa.
Tính đến ngày 19/5/2014, diện tích ngô đã cho thu hoạch với thu nhập đạt 3 triệu đồng/sào, đặc biệt có những hộ trồng loại giống HN88 đạt 5-6 triệu đồng/sào; lạc đạt năng suất 23 tạ/ha, khoai lang đạt 60 tạ/ha. Riêng ớt vẫn đang thu hoạch với giá thu mua đầu vụ 17.000-18.000 đồng/kg.
Tổng sản lượng lương thực vụ Đông Xuân năm 2013-2014 trên địa bàn tỉnh đạt 193.040 tấn, bằng 104,13 theo kế hoạch, bằng 103,46% so với cùng kỳ năm trước. Theo dự kiến, đến ngày 30/5/2014, toàn tỉnh sẽ thu hoạch xong diện tích cây lương thực.
Ông Trần Vĩnh Đức, Phó Giám đốc Sở NNPTNT Quảng Bình, cho biết: Vụ Đông Xuân năm nay cây lúa được mùa toàn diện. Sản lượng vượt kế hoạch 4,13%, cao hơn cùng kỳ năm 2013 là 3,46%. Do thời tiết năm nay rất thuận lợi cho lúa sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh ít nên thu hoạch khá.
Ngoài các cánh đồng mẫu lớn mang lại hiệu quả như lúa, ớt… Quảng Bình đang tập trung xây dựng cánh đồng mẫu lớn trồng khoai lang, dưa hấu, sắn và một số loại cây màu khác ở vùng cát ven biển để vừa cải tạo đất vừa nâng cao thu nhập cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Kinh tế trang trại (KTTT) đã khẳng định được vị thế trong sản xuất nông nghiệp ở Quảng Trị nhờ phát huy tiềm năng và thế mạnh về đất đai, lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế và đã có bước tiến đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển KTTT còn nhiều vấn đề đặt ra, trong đó có nhiều tiêu chí rất khó đạt để chứng nhận chuẩn trang trại, điều này đòi hỏi sự nỗ lực của chính chủ trang trại cũng như tháo gỡ về mặt chính sách, để trang trại có điều kiện phát triển bền vững.

Anh Hùng cho biết, qua thời gian tìm tòi, khảo sát anh thấy ở một số nơi đã xây dựng mô hình nuôi bồ câu Pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao, diện tích cần để xây dựng mô hình nhỏ, tốn ít thời gian chăm sóc, tận dụng được thời gian nhàn rỗi, đầu ra lại ổn định nên quyết định mua 20 cặp chim bồ câu về nuôi thử theo phương thức nuôi nhốt.

Do khâu sau thu hoạch yếu kém, hàng năm có khoảng 4,2 triệu tấn rau quả mất đi. Đó là thông tin được Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng, Giáo sư Đại học RMIT (Úc) tính toán khi tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch của rau quả lên đến 30% trong tổng số 14 triệu tấn rau quả sản xuất ra năm 2013.

Để khai thác hiệu quả diện tích mặt nước và phát triển nghề chăn nuôi thủy sản, Trạm Khuyến nông huyện Phú Bình đã thực hiện Dự án “Nhân rộng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính theo quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện Phú Bình”.

Trong khi đó, đối với chăn nuôi, con giống đóng vai trò rất quan trọng, quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi. Để có được nguồn giống tốt, tỉnh đã duy trì Trại giống lợn Tân Thái, nằm trên địa bàn xã Hóa Thượng hơn 30 năm (nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Giống vật nuôi, Sở Nông nghiệp và PTNT).