Mạnh Mẽ Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng

Các mô hình chuyển đổi cây trồng này mang lại thu nhập cho người nông dân Quảng Bình cao gấp 2-3 lần so với trồng lúa.
Theo báo cáo của Sở NNPTNT, toàn tỉnh Quảng Bình đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng được 512 ha trên đất lúa trong vụ Đông Xuân năm 2013-2014, trong đó, trồng lúa kết hợp nuôi cá là 460ha, ngô 10ha, lạc 14,5ha, ớt 25ha, khoai lang 2ha.
Các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng này được triển khai, thí điểm chủ yếu tại huyện Quảng Ninh 464,6ha, Quảng Trạch 39ha và Lệ Thủy 10ha.
Ước tính, các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng này mang lại thu nhập cho người nông dân trên địa bàn tỉnh cao gấp từ 2-3 lần so với trồng lúa.
Tính đến ngày 19/5/2014, diện tích ngô đã cho thu hoạch với thu nhập đạt 3 triệu đồng/sào, đặc biệt có những hộ trồng loại giống HN88 đạt 5-6 triệu đồng/sào; lạc đạt năng suất 23 tạ/ha, khoai lang đạt 60 tạ/ha. Riêng ớt vẫn đang thu hoạch với giá thu mua đầu vụ 17.000-18.000 đồng/kg.
Tổng sản lượng lương thực vụ Đông Xuân năm 2013-2014 trên địa bàn tỉnh đạt 193.040 tấn, bằng 104,13 theo kế hoạch, bằng 103,46% so với cùng kỳ năm trước. Theo dự kiến, đến ngày 30/5/2014, toàn tỉnh sẽ thu hoạch xong diện tích cây lương thực.
Ông Trần Vĩnh Đức, Phó Giám đốc Sở NNPTNT Quảng Bình, cho biết: Vụ Đông Xuân năm nay cây lúa được mùa toàn diện. Sản lượng vượt kế hoạch 4,13%, cao hơn cùng kỳ năm 2013 là 3,46%. Do thời tiết năm nay rất thuận lợi cho lúa sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh ít nên thu hoạch khá.
Ngoài các cánh đồng mẫu lớn mang lại hiệu quả như lúa, ớt… Quảng Bình đang tập trung xây dựng cánh đồng mẫu lớn trồng khoai lang, dưa hấu, sắn và một số loại cây màu khác ở vùng cát ven biển để vừa cải tạo đất vừa nâng cao thu nhập cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Tại những vùng trồng hoa, trái cây phục vụ Tết đã sôi động bởi thương lái đến khảo giá và thu mua gom hàng để chuẩn bị đem đi tiêu thụ. Nhìn chung, sản lượng hoa, trái cây Tết trên địa bàn tỉnh giảm hơn so với mọi năm, nhưng lượng hàng hóa từ các nơi khác đổ về khá dồi dào.

Theo ông Hà Văn Nghĩa, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, Phó Ban chỉ đạo thực hiện xây dựng NTM tỉnh: Việc hỗ trợ sản xuất giúp nâng cao thu nhập cho người dân luôn được các địa phương quan tâm, triển khai thường xuyên. Hàng năm, các huyện và TP. Bà Rịa đều xây dựng kế hoạch triển khai các mô hình, dự án phát triển nông nghiệp.

Theo ngư dân Nguyễn Văn Út, ở phường Thắng Tam (TP. Vũng Tàu), nghề rập ghẹ, ốc đã có ở đất Vũng Tàu từ những năm 90 của thế kỷ trước, là nghề truyền thống của những ngư dân gốc Bình Định, Quảng Ngãi di cư vào Nam. Ở BR-VT, ngư dân hành nghề rập ghẹ, ốc tập trung chủ yếu ở khu vực Xóm Lưới (TP. Vũng Tàu), thị rấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ),

Theo Sở NN-PTNT, ngành chăn nuôi của BR-VT hiện nay phát triển mạnh, nguồn cung các loại gia súc và gia cầm khá dồi dào, đáp ứng được nhu cầu của thị trường Tết. Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được ngành nông nghiệp chú trọng thực hiện trong thời gian qua.

Khoảng 90% sản lượng hạt mắc ca được dùng trong ngành thực phẩm và giá trị cao của loại hạt này đang hứa hẹn sẽ trở thành một nguồn thu đáng kể cho Việt Nam.