Măng tre Núi Cấm vào mùa thu hoạch rộ

Hiện nay, những vườn tre trồng lấy măng trên Núi Cấm thuộc xã An Hảo huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang đang bước vào mùa thu hoạch rộ, cung cấp một sản lượng lớn măng tươi cho cả khu vực ĐBSCL, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Theo một số chủ vườn, hiện giá măng đã xuống thấp, chỉ khoảng 6.000 đồng/kg măng tươi, bằng 1/3 so đầu vụ cách nay khoảng hai tháng. Tuy nhiên, nhờ khoảng thời gian này có mưa nhiều, nên bù lại sản lượng tăng rất mạnh, tạo nên nguồn thu nhập khá cho nhà vườn.
Măng thu hoạch xong được bán cho các chủ vựa để sơ chế, cũng tạo được công ăn việc làm cho một bộ phận công nhân. Một chủ vựa măng dưới chân núi Cấm cho biết, măng tươi được gọt bỏ hết lớp vỏ chỉ còn lõi trắng được thị trường Bình Dương rất chuộng, giá bán ra khoảng 20.000 đồng/kg.
Măng tre trồng trên núi Cấm đã trở thành một thương hiệu đặc sản của An Giang, được người tiêu dùng ở khắp nơi chọn lựa, do có màu trắng tinh khôi, vị ngọt mát, không đắng. Vì thế, ở những thời điểm trái vụ, măng tre Núi Cấm – An Giang tuy khan hiếm vẫn được săn lùng với giá rất cao!
Có thể bạn quan tâm

Nhiều năm qua, vụ lúa trên đất nuôi tôm bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn… làm cho năng suất “giậm chân tại chỗ”. Khoảng thời gian 14 năm chuyển dịch tại Cà Mau cũng là thời gian nông dân thực hiện mô hình lúa - tôm băn khoăn về năng suất của cả con tôm và cây lúa.

Trong tự nhiên chạch bùn sống đáy, ở khu vực nước nông của sông, ao, hồ, kênh mương, ưa nước sạch; không thích hợp với môi trường bùn đáy ô nhiễm nhiều mùn bã hữu cơ.

Do nhu cầu sản phẩm tôm sống trên thị trường khá cao nên các nhà nghiên cứu từ đại học công nghệ Virginnia, Mỹ đã nghiên cứu phương pháp vận chuyển loài thủy sản này ở trong điều kiện ít nước hơn.

Theo kinh nghiệm của nhiều hộ nuôi cá rô phi luân canh với tôm nước lợ cho biết, quy trình này thành công cao nhất khi tận dụng nước nuôi cá rô phi để nuôi tôm thì bà con nên nuôi ở mật độ dưới 50 con/ 1 mét vuông. Với mật độ này sẽ tiết kiệm được gần 20% chi phí đầu vào và tỉ lệ thành công sẽ cao hơn.

Môi trường ao nuôi, vùng nuôi tôm nước lợ ngày càng xuống cấp, chủ yếu là việc sử dụng thuốc, hóa chất, thức ăn, đặc biệt là xu thế nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng sẽ làm tăng lượng thuốc, hóa chất gấp 3 lần so với tôm sú.