Măng Cụt Và Quýt Đường Đạt Chuẩn VietGAP

Đây là 2 trong 6 loại trái cây đặc sản của địa phương; có trái to, vị ngọt đặc trưng và màu sắc đẹp
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh vừa trao giấy chứng nhận VietGAP cho sản phẩm măng cụt và sản phẩm quýt đường cho 2 Hợp tác xã trái cây trên địa bàn. Đó là Hợp tác xã măng cụt Tân Thành, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè và Hợp tác xã quýt đường Thuận Phú, xã Bình Phú, huyện Càng Long.
Đây là 2 trong 6 loại trái cây đặc sản của địa phương có trái to, vị ngọt đặc trưng và màu sắc đẹp. Tính đến nay Trà Vinh đã có 3 sản phẩm trái cây sản xuất đạt chuẩn VietGAP.
Trước đó, quýt đường Trà Vinh cũng được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên lâu nay các sản phẩm này vẫn khó tiếp cận thị trường lớn, các hệ thống siêu thị vì sản lượng không ổn định và quy trình sản xuất chưa đạt chuẩn.
Trà Vinh hiện có hơn 3.000 ha trái cây các loại, trong đó quýt đường và dừa sáp là 2 sản phẩm nằm trong Top 50 trái cây đặc sản nổi tiếng nhất của Việt Nam. Do đó, có được chứng nhận VietGAP sẽ là điều kiện tốt hơn để có sản lượng ổn định, mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng thu nhập cho nông dân.
Ông Nguyễn Văn Dững, xã viên Hợp tác xã quýt đường Thuận Phú cho biết, VietGAP là quy trình sản xuất hoa quả sạch, trong đó việc phun thuốc trừ sâu không được tiến hành bừa bãi mà phải theo định kỳ. Với sản phẩm quýt đạt tiêu chuẩn VietGAP tới đây có thể hướng tới việc đưa vào siêu thị koặc xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Hiện ở nhiều vùng quê, nông dân đang phát triển, nhân đàn trâu, bởi thị trường tiêu thụ khá thuận lợi. Để nâng cao hiệu quả nghề chăn nuôi trâu hàng hóa, việc đảm bảo nguồn giống chất lượng đóng vai trò quan trọng nhằm tăng sản lượng thịt. Đây là yêu cầu cấp thiết cho nghề chăn nuôi trâu phát triển bền vững.

UBND tỉnh Bình Định đã chấp thuận chủ trương và giới thiệu địa điểm đầu tư Dự án Chăn nuôi bò giống và bò thịt trên địa bàn tỉnh do Công ty Cổ phần Đầu tư chăn nuôi Bình Hà làm chủ đầu tư.

Năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Bạc Liêu đã triển khai thử nghiệm mô hình nuôi vịt xiêm Pháp theo hướng an toàn sinh học, sử dụng đệm lót Balasa, với quy mô 500 con vịt xiêm Pháp, tại 5 huyện Giá Rai, Phước Long, Hòa Bình, Vĩnh Lợi và Hồng Dân.

Nuôi tôm hùm xuất khẩu đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao được ngư dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đầu tư nhân rộng.

Từ đầu tháng 5 đến nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh xuất hiện bệnh đốm trắng trên tôm, làm cho hàng vạn con tôm giống khoảng 30 - 40 ngày tuổi bị chết. Điển hình như tại hộ nuôi của các anh Phan Văn Tài, Lê Xuân Sửu, Lê Xuân Thắng (đều trú tại thôn 6 xã Cẩm Lộc, huyện Cẩm Xuyên), với 27 vạn con tôm giống nuôi trên diện tích 0,72 ha bị chết.