Mận Bắc Hà chính thức có nhãn hiệu

Nhãn hiệu là bao bì màu xanh với slogan “trọn vị cao nguyên trắng”.
Có nhãn hiệu, mận tam hoa Bắc Hà sẽ không bị các loại mận kém chất lượng trà trộn làm ảnh hưởng đến uy tín của giống mận nổi tiếng ngon.
Đến nay, huyện Bắc Hà có hơn 200 ha mận tam hoa, tập trung chủ yếu tại các xã Tà Chải, Na Hối, Bản Phố và thị trấn Bắc Hà. Do được cải tạo thường xuyên nên chất lượng quả mận đã được nâng lên rõ rệt. Trước đó, tháng 6/2014, tại lễ hội đua ngựa và các hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn huyện, sản phẩm mận trong giai đoạn thử nghiệm được gắn tem mác của nhãn hiệu chứng nhận đã được giới thiệu đến khách du lịch và người tiêu dùng, tạo niềm tin cho người sử dụng và quảng bá thương hiệu tới nhiều nơi trong nước.
Việc chính thức có nhãn hiệu đã nâng mận tam hoa Bắc Hà lên một vị trí mới, không chỉ giúp giữ giá bán ở mức ổn định mà còn trở thành chỉ dẫn địa lý quan trọng, góp phần phát triển du lịch.
Có thể bạn quan tâm

Từ đôi bàn tay trắng, vợ chồng anh Thạch Cảnh (người khmer) ở ấp Thạnh An Tư, xã Thạnh Thới Thuận, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng đã “vượt lên chính mình” để có cuộc sống sung túc...

Mùa này ra chợ, chỗ nào cũng có bán táo. Trước đây, có nhiều giống táo được bán lắm! Nhưng ít năm trở lại đây, người ta chỉ bán chủ yếu giống táo có quả to mà được gọi là đại táo. Gọi là “đại táo” cũng không ngoa.

Hàng chục năm qua, người dân nghèo ở các thôn Lập An, Loan Lý, Hót Mít, Hói Dừa… thuộc thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế) chỉ biết mò cua bắt cá trên đầm Lập An để sống qua ngày.

Nhiều hộ dân ở xã Lê Minh Xuân (Huyện Bình Chánh, TP.HCM) đã thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu nhờ chuyển đổi cây trồng trong những năm gần đây.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông nghèo lại đông con, nên từ lúc 15 tuổi ông Mai phải bươm chải để giúp gia đình lo cho các em bằng nghề chạy đò mướn. Nhờ việc chạy đò khấm khá, ông tích cóp dần sắm thêm thùng tuốt lúa, máy cày nhỏ để phục vụ sản xuất nông nghiệp cho bà con địa phương.