Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mác Mật Được Mùa Kép

Mác Mật Được Mùa Kép
Ngày đăng: 18/07/2014

Thời điểm hiện nay, người dân ở các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng, Cao Lộc (Lạng Sơn) đang bước vào vụ thu hoạch quả mác mật với nềm vui được mùa, được giá.

Mác mật là cây có mùi thơm dễ chịu được dùng làm gia vị để chế biến các món lợn quay, vịt quay, măng ớt…nổi tiếng ở Lạng Sơn từ bao đời nay. Những năm gần đây, do giá trị cây mác mật đem lại hiệu quả cao, nhiều hộ đã mở rộng diện tích.

Hiện nay, diện tích cây mác mật trên toàn tỉnh Lạng Sơn khoảng 350ha, sản lượng hàng năm đạt trên 5.000 tấn. Cây mác mật trồng tập trung ở các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng, Cao Lộc...

Từ đầu tháng 7 đến nay, người trồng mác mật đang bước vào vụ thu hoạch. Anh Hoàng Văn Xuân ở thôn Bản Đao, xã Tân Văn, huyện Bình Gia cho biết: “Gia đình tôi có hơn 2,5ha cây mác mật, năm nay cây mác mật được mùa, lại được giá hơn mọi năm nên tôi cũng như bà con rất phấn khởi.

Đến thời điểm này, gia đình tôi đã thu hoạch được trên 2 tấn quả với giá bán 15.000đ/kg tại gốc, nếu thu hoạch hết vụ chắc được thêm 1 tấn nữa. Ước tính vụ mác mật năm nay gia đình tôi thu về không dưới 40 triệu đồng”.

Bà Hoàng Thị Pử ở thôn Manh Dưới, xã Trùng Khánh, huyện Văn Lãng cũng rất phấn khởi khi nói về vụ mác mật: “Do thời tiết thuận lợi nên năm nay cây mác mật nào cũng sai trĩu quả, với 1,5 ha gia đình tôi thu hoạch được gần 2 tấn quả, với giá bán 14.000 đ/kg tại vườn, đem lại cho gia đình khoản thu nhập gần 30 triệu đồng”.

Theo những người dân, cây mác mật rất dễ trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sau khi trồng từ 4 -5 năm cây đã cho quả. Cây có tuổi thọ khoảng 40 năm, trong đó từ năm thứ 25 đến năm thứ 30 cho năng suất cao nhất, mỗi cây trung bình cho từ 40 đến 60kg quả/năm. Cả cây mác mật, nhất là lá, vỏ quả đều có tinh dầu thơm dễ chịu.

Từ lâu người dân các dân tộc ở khu vực Việt Bắc nói chung và Lạng Sơn nói riêng đều có kinh nghiệm sử dụng mác mật làm gia vị chế biến cho các món ăn. Lá mác mật không thể thiếu đối với món thịt lợn quay, vịt quay, thịt nướng, xào măng... Quả tươi làm nên hương vị độc đáo của món măng ớt, ăn một lần nhớ mãi. Quả mác mật phơi khô để kho thịt, cá; hoặc xay mịn để làm gia vị như hạt tiêu...


Có thể bạn quan tâm

Bỏ Phố Lên Rừng Nuôi Gà, Kiếm Ngàn Đô Mỗi Tháng Bỏ Phố Lên Rừng Nuôi Gà, Kiếm Ngàn Đô Mỗi Tháng

Gà chín cựa tưởng chỉ có trong truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh. Ít ai ngờ, nó là giống có thật ngoài đời. Càng bất ngờ hơn, một chàng trai 29 tuổi, lặn lội từ TP.HCM ra cội nguồn giống gà này ở tận nơi đất tổ, rước về phương Nam và đã nhân giống thành công.

12/08/2013
Hộ Tư Nhân Đầu Tiên Thụ Tinh Nhân Tạo Cho Cá Nheo Hộ Tư Nhân Đầu Tiên Thụ Tinh Nhân Tạo Cho Cá Nheo

Theo Chi cục Thủy sản Yên Bái, vừa qua, gia đình anh Trần Đức Phương ở thôn 6, xã Vân Hội, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho cá nheo và đạt kết quả cao, tỷ lệ trứng nở thành cá nheo giống đạt trên 80%.

28/03/2013
Ổn Định Kinh Tế Gia Đình Từ Bò Sữa Ổn Định Kinh Tế Gia Đình Từ Bò Sữa

Khởi nghiệp chỉ với hai con bò sữa, thời gian đầu, gia đình anh Lương Văn Thiết ngụ tại phường Bình Hòa (TX.Thuận An, Bình Dương) đã gặp không ít khó khăn và tưởng chừng như phải dừng lại niềm đam mê nuôi bò sữa. Nhưng bằng tấm lòng yêu nghề, vượt lên mọi điều kiện khó khăn, đến nay anh đã có được một trang trại bò sữa khá thành công.

02/01/2013
Chuối Chín Vàng Bắt Mắt Sau Một Đêm Nhờ Hóa Chất Chuối Chín Vàng Bắt Mắt Sau Một Đêm Nhờ Hóa Chất

Tuýp hóa chất có nguồn gốc từ Trung Quốc giá 2.000 đồng đem hòa với 2 lít nước rồi phun trực tiếp vào buồng chuối. Chỉ sau một đêm, chuối chín đều, vàng ruộm như chín cây...

12/08/2013
Kỹ Thuật Làm Chuồng Heo Trong Mô Hình Nuôi Heo Không Tắm Kỹ Thuật Làm Chuồng Heo Trong Mô Hình Nuôi Heo Không Tắm

Chăn nuôi heo tại Bến Tre đang phát triển rộng khắp ở nhiều nơi trong tỉnh và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho bà con nông dân. Mặc dù việc thu gom và xử lý chất thải trong chăn nuôi vẫn được người chăn nuôi thực hiện triệt để, đồng bộ bằng biện pháp xây dựng hầm ủ Biogas. Điều này góp phần cho ngành chăn nuôi mang tính bền vững hơn. Tuy nhiên, một số nơi bà con nhận thấy vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại như bệnh tật phát sinh, chi phí đầu tư cao trong thiết kế xây dựng hầm Biogas, điện, nước, công chăm sóc ...

29/03/2013