Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mác Mật Được Mùa Kép

Mác Mật Được Mùa Kép
Ngày đăng: 18/07/2014

Thời điểm hiện nay, người dân ở các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng, Cao Lộc (Lạng Sơn) đang bước vào vụ thu hoạch quả mác mật với nềm vui được mùa, được giá.

Mác mật là cây có mùi thơm dễ chịu được dùng làm gia vị để chế biến các món lợn quay, vịt quay, măng ớt…nổi tiếng ở Lạng Sơn từ bao đời nay. Những năm gần đây, do giá trị cây mác mật đem lại hiệu quả cao, nhiều hộ đã mở rộng diện tích.

Hiện nay, diện tích cây mác mật trên toàn tỉnh Lạng Sơn khoảng 350ha, sản lượng hàng năm đạt trên 5.000 tấn. Cây mác mật trồng tập trung ở các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng, Cao Lộc...

Từ đầu tháng 7 đến nay, người trồng mác mật đang bước vào vụ thu hoạch. Anh Hoàng Văn Xuân ở thôn Bản Đao, xã Tân Văn, huyện Bình Gia cho biết: “Gia đình tôi có hơn 2,5ha cây mác mật, năm nay cây mác mật được mùa, lại được giá hơn mọi năm nên tôi cũng như bà con rất phấn khởi.

Đến thời điểm này, gia đình tôi đã thu hoạch được trên 2 tấn quả với giá bán 15.000đ/kg tại gốc, nếu thu hoạch hết vụ chắc được thêm 1 tấn nữa. Ước tính vụ mác mật năm nay gia đình tôi thu về không dưới 40 triệu đồng”.

Bà Hoàng Thị Pử ở thôn Manh Dưới, xã Trùng Khánh, huyện Văn Lãng cũng rất phấn khởi khi nói về vụ mác mật: “Do thời tiết thuận lợi nên năm nay cây mác mật nào cũng sai trĩu quả, với 1,5 ha gia đình tôi thu hoạch được gần 2 tấn quả, với giá bán 14.000 đ/kg tại vườn, đem lại cho gia đình khoản thu nhập gần 30 triệu đồng”.

Theo những người dân, cây mác mật rất dễ trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sau khi trồng từ 4 -5 năm cây đã cho quả. Cây có tuổi thọ khoảng 40 năm, trong đó từ năm thứ 25 đến năm thứ 30 cho năng suất cao nhất, mỗi cây trung bình cho từ 40 đến 60kg quả/năm. Cả cây mác mật, nhất là lá, vỏ quả đều có tinh dầu thơm dễ chịu.

Từ lâu người dân các dân tộc ở khu vực Việt Bắc nói chung và Lạng Sơn nói riêng đều có kinh nghiệm sử dụng mác mật làm gia vị chế biến cho các món ăn. Lá mác mật không thể thiếu đối với món thịt lợn quay, vịt quay, thịt nướng, xào măng... Quả tươi làm nên hương vị độc đáo của món măng ớt, ăn một lần nhớ mãi. Quả mác mật phơi khô để kho thịt, cá; hoặc xay mịn để làm gia vị như hạt tiêu...


Có thể bạn quan tâm

Gặp Gặp "Vua Nuôi Tôm" Ở Tuần Châu

Năm 14 tuổi, anh Trần Trọng Hoài ở khu 1, phường Tuần Châu (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) đã lặn lội về quê gốc tại huyện Phù Mỹ (Bình Định) để học nghề nuôi trồng thuỷ sản. Năm 1993, trở về Tuần Châu, anh nhận thấy tại khu vực Nuỗng Đầm có thể cải tạo để nuôi thuỷ sản. Anh đã xin chính quyền cấp cho 10ha để phát triển kinh tế.

09/11/2014
Đồng Hành Cùng Người Dân Vùng Khó Đồng Hành Cùng Người Dân Vùng Khó

Sau hơn 5 năm triển khai, dự án biến đổi khí hậu (BĐKH) do Đại sứ quán Phần Lan tài trợ đã được Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung (thuộc Trường Đại học Nông lâm Huế) triển khai có hiệu quả trên nhiều vùng đất bạc màu của tỉnh Quảng Trị. Từ dự án này, nhiều “vùng đất chết” ở hai huyện Hải Lăng và Triệu Phong đã từng bước hồi sinh và mở ra hướng làm giàu bền vững cho người dân.

11/11/2014
Ương Giống Cá Còm Ương Giống Cá Còm

Cá còm còn có tên gọi cá Nàng Hai, là loài được xếp phân loại cùng một họ với cá thát lát (họ Notopteridae). Ngoài giá trị được sử dụng làm thực phẩm, cá còm còn được nuôi làm sinh vật cảnh. Đây là giống cá nước ngọt có khả năng chịu phèn, thịt ngọt và dai, có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon; đặc biệt là món chả cá.

09/11/2014
Nhãn Chính Thức Được Cấp Mã Số Vào Mỹ Nhãn Chính Thức Được Cấp Mã Số Vào Mỹ

Vui mừng là tâm trạng của hầu hết nông dân trồng nhãn ở xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre những ngày qua. Vui là vì vụ nghịch năm nay bà con bán được giá cao, còn mừng là vì 34 ha nhãn ở đây đã được Cơ quan Kiểm dịch thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ cấp mã số chuẩn bị xuất khẩu sang thị trường này.

11/11/2014
Anh Ngô Minh Trang Thành Công Từ Việc Ương Cua Giống Anh Ngô Minh Trang Thành Công Từ Việc Ương Cua Giống

Phong Thạnh Tây B (huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) là xã có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, nguồn cung con giống tại địa phương vẫn chưa đáp ứng nhu cầu người nuôi. Do vậy, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư trại sản xuất con giống để góp phần tháo gỡ khó khăn về nguồn giống. Trong số những hộ sản xuất cua giống thành công có hộ anh Ngô Minh Trang (ấp 2A, xã Phong Thạnh Tây B).

09/11/2014