Lưu Ý Khi Xuất Khẩu Sản Phẩm Cá Nuôi Vào UAE

Kể từ ngày 1/9/2014, tất cả các lô hàng cá nuôi xuất khẩu vào UAE phải kèm theo chứng thư có nội dung cá nuôi không sử dụng thức ăn có chứa protein của lợn hoặc động vật khác.
Để đáp ứng quy định nêu trên, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) yêu cầu cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu từ Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) nhằm cập nhật các quy định của nước sở tại và tuân thủ đúng khi xuất khẩu các lô hàng cá nuôi vào thị trường này.
Các cơ sở nuôi và chế biến thủy sản xuất khẩu cũng cần liên hệ với các Trung tâm vùng thuộc NAFIQAD để được kiểm tra, cấp chứng thư với nội dung “Cá nuôi không sử dụng thức ăn có chứa protein của lợn hoặc động vật khác, chỉ được sử dụng protein có nguồn gốc từ biển nhưng không bao gồm protein của cùng loài cá nuôi đó” theo đúng yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền UAE.
Bên cạnh đó, khi làm thủ tục đăng ký kiểm tra xuất khẩu, các cơ sở cần cung cấp hồ sơ/bằng chứng liên quan như Danh mục thức ăn sử dụng tại cơ sở nuôi; xác nhận của cơ sở sản xuất thức ăn về thành phần nguyên liệu sản xuất thức ăn chỉ chứa protein có nguồn gốc từ biển.. và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính xác thực của hồ sơ do cơ sở cung cấp.
Có thể bạn quan tâm

Trước đây phong trào nuôi sò huyết ở ấp Xẻo Lá A (xã Tân Thạnh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) chỉ mang tính nhỏ lẻ, hiệu quả sản xuất không cao, do dịch bệnh thường xuyên xảy ra.

Theo một quan chức Chính phủ Philippines, chính phủ nước này vừa quyết định sẽ nhập thêm 200 tấn gạo của Việt Nam nhằm ổn định nguồn hàng dự trữ của Cơ quan lương thực quốc gia (NFA).

Ngày 21/8/2014, tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ninh tổ chức Hội thảo xác định nguyên nhân gây chết trên ngao, tu hài nuôi và giải pháp khôi phục nghề nuôi.

Nắng nóng kéo dài hơn một tháng qua không chỉ gây thiệt hại cho cây lúa, hoa màu mà còn khiến nhiều diện tích cây ăn quả trên địa bàn Tiên Phước có nguy cơ bị thất thu.

Mô hình tôm - lúa ở huyện Thới Bình (Cà Mau) một năm chia ra 2 vụ. Từ đầu năm đến khoảng tháng 7 âm lịch, các hộ dân sẽ lấy nguồn nước mặn để nuôi tôm. Sau đó đưa nước ngọt vào và tận dụng nguồn nước mưa để rửa mặn, làm vụ lúa kết hợp nuôi tôm từ cuối tháng 7 âm lịch đến cuối năm.