Trang chủ / Cây công nghiệp / Cây điều

Lưu Ý Khi Bón Phân Và Chất Điều Hoà Sinh Trưởng Cho Cây Điều

Lưu Ý Khi Bón Phân Và Chất Điều Hoà Sinh Trưởng Cho Cây Điều
Ngày đăng: 31/07/2013

Theo chiến lược phát triển cây điều, đến năm 2010, diện tích đạt 450.000 - 500.000ha, năng suất trung bình 1,5 tấn/ha (vùng thâm canh giống cao sản đạt 2 tấn/ha), sản lượng dự kiến 650.000-700.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 650 - 700 triệu USD... Để đạt được mục tiêu này, ngoài việc lai tạo, chọn lựa các giống điều cao sản, người trồng cần lưu ý một số điểm khi sử dụng các loại phân bón và chất điều hoà sinh trưởng (ĐHST).

Bón phân dưới gốc:

+ Sử dụng phân chuồng đã ủ hoai hoặc các loại phân hữu cơ chế biến với liều lượng 5-10kg/hố trồng.

+ Sử dụng phân lân Văn Điển, Ninh Bình hoặc Lâm Thao, Long Thành với lượng 0,3-0,5kg/hố trồng.

+ Chú ý: Khi bón cần trộn đều đất, phân hữu cơ và phân lân.

Điều mới trồng 1-3 năm cần bón phân NPK, liều lượng như sau:

+ Năm thứ nhất: Bón 120g N + 60g P2O5 + 90g K2O/gốc/năm.

+ Năm thứ 2: 150g N + 75g P2O5 + 90g K2O/gốc/năm.

+ Năm thứ 3: 250g N + 120g P2O5 + 150g K2O/gốc/năm.

+ Năm thứ 4 trở đi: 250-300g N/gốc/năm + 5-10kg hữu cơ hoặc 120-150g P2O5/gốc/năm + 5-10kg hữu cơ, tuỳ từng vùng đất và năng suất.

Phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng:

Những giai đoạn cần bổ sung phân bón lá và chất ĐHST cho cây điều đạt hiệu quả:

Giai đoạn thay lá: Phân bón lá sử dụng thích hợp là NPK có tỷ lệ 3:1: 1 như loại 30:10: 10 phối hợp với chất ĐHST GA3.

Giai đoạn chuẩn bị ra hoa: Phân bón lá cần sử dụng là loại 10:55:10; 6:30:30: FERVIHA (5:5:5) và Botrae, Solubore, Borax (bổ sung B); chất ĐHST nên sử dụng loại IBA và NAA (Chú ý: phân bón lá 10-15g/bình xịt 8 lít; IBA và NAA 25-30 ppm hay 25-30mg/lít nước).

Giai đoạn nuôi trái: Loại phân sử dụng thích hợp là FERVIHA (5:5:5); 20-20-20; 12-0-40+ 3 Ca (Chú ý: khi mới thụ phấn xong, trái điều bằng hạt bắp cần xịt 1 - 2 lần loại 30-10-10 + GA3 để giúp to trái và chống rụng trái).

Cần đọc kỹ chỉ dẫn để kết hợp các loại thuốc phòng trừ một số sâu bệnh hại trên điều như: sâu cuốn lá, sâu phỏng lá, châu chấu, rệp sáp trắng, bọ xít muỗi, nhện đỏ (sâu hại) và các loại bệnh như: đốm rong đỏ, muội đen trên lá, khô chồi, tiết gôm (chảy mủ)...


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Trồng Điều Ghép Thâm Canh Kỹ Thuật Trồng Điều Ghép Thâm Canh

Điều thường rụng lá già và ra hoa cùng lúc. Do đó các chế phẩm bón qua lá sẽ thúc đẩy nhanh sự hình thành và phát triển lá và hoa, có tác dụng tăng năng suất điều đáng kể. Bón phân qua lá cũng có tác dụng tăng khả năng đậu quả và nuôi quả

24/01/2011
Bình Dương Áp Dụng Kỹ Thuật Mới Vào Cây Điều Bình Dương Áp Dụng Kỹ Thuật Mới Vào Cây Điều

Nhân điều được thế giới đánh giá như là hạt quý nhất trong các loại hạt. Nhu cầu cao của thị trường thế giới trong những năm gần đây làm giá tăng, đơn hàng tăng khiến người trồng điều phấn khởi.

13/04/2012
Lưu Ý Khi Bón Phân Và Chất Điều Hoà Sinh Trưởng Cho Cây Điều Lưu Ý Khi Bón Phân Và Chất Điều Hoà Sinh Trưởng Cho Cây Điều

Theo chiến lược phát triển cây điều, đến năm 2010, diện tích đạt 450.000 - 500.000ha, năng suất trung bình 1,5 tấn/ha (vùng thâm canh giống cao sản đạt 2 tấn/ha), sản lượng dự kiến 650.000-700.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 650 - 700 triệu USD...

31/07/2013
Cách Xử Lý Cho Điều Ra Hoa Đồng Loạt Cách Xử Lý Cho Điều Ra Hoa Đồng Loạt

Điều là cây công nghiệp dài ngày, là một trong những cây xuất khẩu mũi nhọn của nước ta hiện nay. Diện tích trồng điều của cả nước khoảng 450.000 ha với sản lượng hàng năm 400.000 tấn nguyên liệu và hiện đang đứng đầu trong các nước xuất khẩu nhân điều, đưa lại nguồn lợi không nhỏ cho cả người trồng lẫn các doanh nghiệp kinh doanh XNK.

31/07/2013
Phòng Bệnh Thán Thư, Bọ Trĩ, Bọ Xít Muỗi Đỏ Hại Cây Điều Phòng Bệnh Thán Thư, Bọ Trĩ, Bọ Xít Muỗi Đỏ Hại Cây Điều

Hiện nay đang vào thời điểm cây điều ra bông đậu trái, song thời tiết lạnh, sương mù làm một số bệnh gây hại trên cây điều như: thán thư, bọ xít muỗi đỏ, bọ trĩ phát triển mạnh.

14/08/2013