Lượng lớn bò Úc sẽ đổ về Việt Nam sau TPP

Tại Diễn đàn chính sách nông nghiệp thường niên diễn ra ngày 4/11, ông Đỗ Huy Thiệp - Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) cho biết không chỉ số lượng lớn thịt bò đông lạnh nhập khẩu về Việt Nam thời gian qua, mà bò sống cũng được đưa về nước ngày càng gia tăng kể cả đường chính ngạch lẫn tiểu ngạch.
Bó nhập khẩu được ghi nhận nhiều nhất từ thị trường Australia.
Năm 2012, có khoảng 3.500 con, sau đó một năm tăng gấp đôi 70.000 con và đến 2014 đã là 170.000 con.
Năm nay, dù chưa có số liệu chính thức, nhưng theo vị này, khả năng số lượng nhập sẽ không giảm so với trước đó.
Trong nhiều nguyên nhân, ông Thiệp cho rằng hiện có rất nhiều doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi cung ứng giết mổ và phân phối về tận chợ, trung tâm thương mại tại các địa phương trong cả nước nên họ sẽ nhập khẩu với số lượng lớn.
"Nhưng đây là lĩnh vực không được bảo hộ ngành hàng.
Chăn nuôi trâu, bò tại Việt Nam không phải là thu nhập chính của nhiều hộ nông dân, nên thực tế này không ảnh hưởng quá lớn đến sinh kế của người nuôi.
Chỉ có ngành hàng thịt bò đông lạnh sẽ chịu tổn thương nặng nhất khi Việt Nam vào TPP ", ông Thiệp nói.
Với thịt gà và lợn đông lạnh, theo đại diện Ipsard, sau khi vào TPP, sẽ có sự chuyển dịch thị trường nhập khẩu thịt gà từ Brazil sang Mỹ, và thịt lợn từ Đan Mạch, Tây Ban Nha sang Mỹ, Canada do Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế từ các nước thành viên TPP.
Đối với việc tiêu thụ các sản phẩm đông lạnh, ông Thiệp cho biết, hầu hết các sản phẩm gia súc, gia cầm nhập khẩu được đưa vào các bếp ăn tập thể, khu công nghiệp...
Người tiêu dùng thông thường có sử dụng nhưng số lượng không đáng kể.
Do đó, đối tượng bị ảnh hưởng sau khi các sản phẩm này ồ ạt nhập về Việt Nam là các hộ nuôi trồng, sản xuất quy mô lớn.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, toàn bộ diện tích mạ trà xuân sớm của các địa phương Hải Dương đã có thời gian sinh trưởng sau gieo ít nhất là 15 ngày tuổi trở lên. Tuy nhiên, do các yếu tố thời tiết diễn biến khắc nghiệt nên một số diện tích đã biểu hiện bị hại, chúng tôi xin lưu ý bà con nông dân cần thực hiện ngay việc “che vòm nylon cho mạ”.

Theo kế hoạch, từ nay đến ngày 12/12, trên 600.000 con cua, tôm và cá giống sẽ tiếp tục được Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với chính quyền địa phương thả xuống cửa biển và vùng ngọt hóa tại các huyện: Trần Văn Thời, Phú Tân, U Minh, Thới Bình và Thành phố Cà Mau.

Được nông dân trong nước khâm phục cỡ đó, nhưng Hồ Sáu không vì thế mà tự mãn, ông vẫn thường xuyên bỏ tiền túi ra nước ngoài học hỏi thêm những kinh nghiệp hay để về áp dụng vào SX.

Nhãn hiệu chứng nhận “Mực ống Cô Tô” không chỉ khẳng định đẳng cấp của một sản phẩm, mà còn khởi nguồn cho một phương thức sản xuất mới ở huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.

Tiểu vùng 2, 3 của huyện Thạnh Phú,Bến Tre (gồm các xã từ Mỹ An đến Thạnh Hải) là vùng ngập mặn, bà con ở đây chỉ có thể nuôi trồng thủy sản. Vài năm gần đây, bà con tranh thủ trữ nước ngọt trong vuông tôm để trồng vụ lúa mùa. Trong những ngày cuối năm này, nhiều hộ tất bật thu hoạch lúa để chuẩn bị đón Tết. Vụ lúa này được công nhận là trúng mùa, trúng giá.