Nông Dân Xã Đầu Nguồn Vĩnh Xương Vươn Lên Nhờ Mô Hình Nuôi Trăn Thương Phẩm

Với lợi thế là xã đầu nguồn sông Tiền, tận dụng nguồn thức ăn thiên nhiên sẳn có, trong những năm qua, các hộ nông dân xã đầu nguồn Vĩnh Xương (TX. Tân Châu, An Giang) đã áp dụng thành công nhiều mô hình chăn làm ăn nuôi hiệu quả. Điển hình là mô hình nuôi trăn thương phẩm.
Theo anh Phan Thành Thơ, ngụ ấp 3 – xã Vĩnh Xương, là một trong những hộ có trên 7 năm kinh nghiệm nuôi trăn cho biết: ban đầu anh nuôi thử nghiệm 2 con trăn giống, thấy trăn dễ nuôi, chi phí thấp, nhưng cho lợi nhuận cao. Sau đó, anh quyết định đầu tư vào nuôi trăn, đến nay đàn trăn của anh Thơ đã lên đến dài chục con.
Còn đối với anh Quách Văn Hải, ngụ ấp 5, người có nhiều kinh nghiệm trong việc chăn nuôi trăn cho biết: Trước kia hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn, tuy nhiên những năm gần đây nhờ mô hình nuôi trăn, mà đình dần dần ổn định cuộc sống.
Trăn dễ nuôi, ít bệnh, mau lớn, công chăm sóc nhẹ và không cần đến diện tích lớn, chuồng nuôi trăn được thiết kế đơn giản bằng gỗ và lưới sắt, được chia thành nhiều ngăn, mỗi ngăn từ 3 - 5 m2. Nguồn thức ăn dễ tìm, chủ yếu là chuột, vịt và gà công nghiệp, mỗi tuần trăn chỉ ăn một lần. Nhờ vậy, mà người chăn nuôi trăn đã tận dụng công nhàn rỗi, có thể làm công việc khác, tăng thêm thu nhập kinh tế cho gia đình.
Mỗi năm trăn sinh sản một lần, số lượng từ 30 đến 40 trứng, sau 9 tháng nuôi, trăn có trọng lượng từ 5 đến 6 kg/con. Anh Thơ và anh Hải vừa xuất bán trăn thịt cho thương lái, với giá bán 250 đồng/kg, sau khi trừ chi phí thu lãi trên 4 triệu đồng. Ông Lê Văn Đảng, Phó Chủ tịch Hội nông dân xã Vĩnh Xương cho biết: Từ phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đã xuất hiện nhiều mô hình làm có ăn hiệu quả, điển hình mô hình nuôi trăn, nhờ mô hình này, mà nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập cho gia đình. Hiện toàn xã Vĩnh Xương có khoảng 20 hộ chăn nuôi trăn.
Có thể bạn quan tâm

Sở hữu trên 4,4 nghìn ha chè, trên 3,2 nghìn ha cho thu hoạch, sản lượng chè búp tươi hàng năm trên 12 nghìn tấn... nhưng sản phẩm chè Hoàng Su Phì chưa thực sự tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Và giấc mơ một thương hiệu thống nhất cho dòng sản phẩm độc đáo của mảnh đất cửa ngõ miền Tây không biết bao giờ mới thành hiện thực!

Với một huyện miền núi như Hạ Hòa, việc phát triển sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do điều kiện cơ sở hạ tầng thiếu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, người nông dân vẫn giữ thói quen canh tác cũ cho nên chưa tạo được vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa…

Nhiều hộ nuôi cá lồng, bè bị chết hàng loạt đã gây thiệt hại nặng nề, nguyên nhân được xác định là do nguồn nước bị ô nhiễm. Thiệt hại này hoàn toàn có thể tránh được nếu cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý các dấu hiệu bất thường trong môi trường nước ở khu vực nuôi cá cho người dân.

Tìm đến nhà ông Hàn Văn Chiến ở thôn Tân Hào, xã Tân Liên, (Hướng Hóa, Quảng Trị) dễ dàng hơn chúng tôi nghĩ. Nhiều người dân ở đây không chỉ nhiệt tình chỉ đường mà còn kể thêm cho chúng tôi nghe nhiều thông tin thú vị về ông.

Theo thống kê của các địa phương, đợt mưa bão vừa qua, toàn tỉnh có gần 4.000ha (trong tổng số khoảng 40.000ha lúa mùa) bị thiệt hại, nhất là những diện tích lúa nằm ven sông Cầu, sông Công và khu vực gần hồ Núi Cốc. Năng suất của các diện tích lúa này có thể bị giảm từ 20-70% so với cùng kỳ hằng năm.