Lượng gạo xuất khẩu qua biên giới phía Bắc giảm mạnh

Theo ông Huỳnh Thế Năng - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính ngạch gạo Việt Nam lớn nhất trong 5 tháng đầu năm nay với 36% thị phần, nhưng cả lượng và giá trị gạo xuất sang thị trường này đều đã giảm hơn 20%, còn gạo xuất qua đường tiểu ngạch đã giảm tới 80%.
Gạo xuất được từ đầu năm đến nay chủ yếu từ các hợp đồng đã ký từ trước, hợp đồng mới rất ít. Theo VFA, có một nghịch lý là trong khi giá gạo Việt Nam hiện đang thấp nhất thế giới, lại gần gũi về địa lý, nhưng Trung Quốc lại siết chặt nhập khẩu với Việt Nam. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn mở cửa nhập gạo tiểu ngạch từ Myanmar, miễn thuế cho gạo Campuchia và mua chính ngạch gạo Thái Lan, Ấn Độ.
Do phía Trung Quốc siết lại các lối mở trên biên giới, nên tháng 4 vừa qua đã xảy ra tình trạng tồn đọng 30.000 tấn gạo Việt ở Lào Cai, gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đến thời điểm này vẫn còn tồn 3.200 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Xã Viễn Sơn (Yên Bái) có diện tích trồng quế lớn nhất, nhì huyện Văn Yên. Cây quế góp phần xóa đói giảm nghèo, giúp người dân vươn lên làm giàu. đồng bào Dao nơi đây coi cây quế như một sản vật truyền thống.

Bà con nông dân xã Bảo Hiệu (Yên Thuỷ - Hòa Bình) đang thu hoạch bí xanh – một trong những cây họ bầu bí giảm nghèo chủ lực trên vùng đất còn nhiều khó khăn này. Thông thường mọi năm, các hộ chỉ trồng bí vụ đông xuân. Tuy nhiên, gần đây, cây bí xanh được bà con trồng tăng vụ ở vụ hè thu. Đáng mừng là nỗ lực chuyển đổi của bà con đã được bù đắp xứng đáng nhờ bí xanh trái vụ được giá, được mùa. Mới có ít ngày thu hoạch thời điểm trung tuần tháng 8 đã mang về hàng chục triệu đồng cho các hộ, cá biệt có hộ thu trên, dưới 100 triệu đồng.

Nam Hả Trong là thôn có nhiều hộ trồng địa liền của xã Nam Sơn (huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh). Kinh tế chủ lực của thôn là phát triển lâm nghiệp, nhưng luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu đất rừng, đã buộc xã Nam Sơn phải có phương án làm sao trên cùng một diện tích đất có thể thu được nhiều nguồn lợi. Một trong những nguồn lợi ấy là trồng cây địa liền xen kẽ trên các diện tích trồng keo.

Trên địa bàn huyện chỉ mới xuất hiện những cơn mưa dông đầu mùa, đất chưa đủ độ ẩm nhưng nhiều người dân huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã ồ ạt xuống giống một số cây trồng vụ mùa; trong đó chủ yếu là cây mì, sau đó gặp nắng nóng kéo dài đã làm cho hàng ngàn ha mì chết và chậm phát triển vì thiếu nước. Những ngày qua, trên địa bàn huyện bắt đầu có mưa, phần nào giải cơn khát cho cây trồng thì cũng là điều kiện cho các dịch bệnh gây hại cây trồng xuất hiện.

Ông Hồ Thành Phi, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cho biết: Do hiệu quả kinh tế cây mía thấp, Công ty cổ phần đường Bình Định (BISUCO) thiếu quyết tâm đầu tư nên nông dân trong vùng nguyên liệu mía của huyện đã phá bỏ mía chuyển sang trồng các loại cây trồng khác, khiến cho diện tích mía nguyên liệu bị giảm mạnh.