Lúa Trời Ngắc Ngoải!

Sau Tết Nguyên đán đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam không có mưa, cộng với trời nắng nóng kéo dài đã khiến hàng trăm ha lúa trời thiếu nước nghiêm trọng.
Trong mấy ngày tới nếu trời không đổ mưa, hàng trăm ha lúa sẽ chết cháy.
Ông Trần Văn Tờ ở xã Bình Sơn, huyện Hiệp Đức có 5 sào lúa, đang héo quắt, ruộng nứt nẻ. Để cứu lúa, trong mấy ngày qua ông huy động tổng lực con cái trong gia đình nạo vét, đào mương dẫn được nước từ trong núi ra cứu lúa. Sau 3 ngày đã có được ít nước chảy về, ông Tờ kéo dây điện dùng máy bơm lên ruộng.
Theo ông Tờ, vụ đông xuân (ĐX) năm trước, 5 sào lúa này có nguồn nước tự chảy trong núi ra cung cấp đủ cả vụ. Nhưng năm nay từ sau Tết trời không mưa nên nguồn nước cạn kiệt. Nước tự chảy không còn đã đành, nước từ hồ, khe suối gần khu vực ruộng đều trơ đáy.
Ruộng lúa nứt nẻ đút lọt thỏm ngón tay. Tôi hỏi ông: Sao bác không dùng máy công suất lớn bơm cho nhanh đầy ruộng, chứ máy này bơm lúc nào mới đủ nước cho lúa? Ông Tờ buồn bã: “Lấy đâu ra nước mà dùng máy công suất lớn bơm chú ơi! Để có từng này nước tôi phải xin những hộ dân có ruộng ở phía trên nhường nước chảy xuống mới có. Từng ni nước chắc bơm lên chỉ thấm đất thôi, cứu được ngày nào hay ngày đó”.
Biết là không có nước đủ cho 5 năm sào lúa nhưng ông Tờ vẫn cố bơm. Ông cho rằng, còn nước thì còn tát, chứ nhìn thấy lúa chết sao đành. Cánh đồng cho năng suất bình quân 1,3 tạ/sào, tính ra hơn 7 tạ lúa cung cấp lương thực cho gia đình trong năm nay dễ bị mất trắng. Nếu trong mấy ngày tới trời không mưa chắc chắn lúa sẽ cháy hết.
Cạnh ruộng nhà ông Tờ là đám ruộng ông Trần Viết Long, có 6 sào thì hơn 3 sào đã bị khô héo. Giai đoạn này lúa bắt đầu làm đòng nhưng không có nước. Ông nhìn 6 sào lúa hết cách cứu chữa, chỉ còn biết cầu trời đổ mưa.
Theo ông Phạm Sĩ Đoàn, Phó phòng NN-PTNT huyện Hiệp Đức, tính đến thời điểm này trên địa bàn huyện có hơn 200 ha lúa trời có nguy cơ chết cháy.
Chẳng khác Hiệp Đức, tại huyện Thăng Bình, hàng trăm ha lúa trời cũng đang chờ chết. Đứng giữa ruộng, nắng như đổ lửa, ông Nguyễn Đình Tuấn ở xã Bình Định Nam nhìn 4 sào lúa vàng bắt đầu khô héo ngao ngán: “Năm ni lạ lắm, mới thời điểm này mà nắng nóng kéo dài kèm theo trời không có mưa. Ao hồ, khe suối hết sạch nước, lúa bắt đầu làm đòng mà ruộng khô nứt nẻ, lá vàng và lụi dần”.
Ở huyện Quế Sơn, có hơn 400 ha lúa bước vào giai đoạn trổ đòng bị thiếu nước tưới nghiêm trọng, nếu trời không mưa sẽ mất trắng hoàn toàn.
CHUYỂN ĐỔI CHẬM
Ông Lê Muộn, PGĐ Sở NN-PTNT Quảng Nam cho biết: Vụ ĐX diện tích lúa trời tỉnh Quảng Nam gieo cấy khoảng 5.000 ha.
Hiện có gần 1.000 ha bị thiếu nước nghiêm trọng, tập trung ở các huyện Phước Sơn, Hiệp Đức, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành…
Trong 5 năm qua, Sở NN-PTNT đã vận động bà con chuyển đổi canh tác sang trồng sắn, ngô, đậu, lạc… tuy nhiên người dân mới chuyển đổi được khoảng 2.000 ha, còn lại bà con không chịu thực hiện.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Thái Bình đang tập trung chỉ đạo dập dịch lợn tai xanh tại 2 xã Vũ Hòa (huyện Kiến Xương) và Vũ Vân (huyện Vũ Thư). Hiện tình hình dịch bệnh tai xanh trên địa bàn 2 xã này bước đầu được khống chế, số lợn bị ốm cơ bản đã được chữa trị kịp thời và đang dần hồi phục.

Cá chép Nhật có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6%o, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 4 - 9, (thích hợp nhất: pH = 7,6), nhiệt độ nước: 20 -> 27OC. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.

Ngày 10/4/2013, Trưởng Trạm Thủy sản huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã đi kiểm tra tiến độ thả nuôi tôm càng xanh năm 2013. Đến nay đã có 18 hộ nông dân ở xã Phú Thọ, Phú Thành B, An Long và thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông thả nuôi được trên 90 ha tôm càng xanh. Diện tích tôm giống thả nuôi đạt từ 10 ngày đến trên 75 ngày, đàn tôm đang phát triển tốt, chưa thấy dấu hiệu bị bệnh.

Xã Vĩnh Thủy (Vĩnh Linh, Quảng Trị) có 1.400 hộ chăn nuôi, hình thức chăn nuôi của người dân ở đây chủ yếu là gia trại, chăn nuôi ngay trong khu dân cư nên vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi là rất đáng quan tâm

Theo Sở NN - PTNT Bình Định, hiện nay, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đã thả nuôi trên 1.560 ha mặt nước nuôi tôm, chiếm 71% diện tích tôm nuôi toàn tỉnh. Trong đó, TP Quy Nhơn đã thả nuôi 150,2 ha, Tuy Phước 859,8 ha; Phù Cát 76 ha; Phù Mỹ 424,2 ha và Hoài Nhơn 50,3ha.