Lúa ST 5 Không Bán Được Nông Dân Lo Lắng

Những năm qua, nông dân Sóc Trăng đã sử dụng giống lúa thơm dòng ST, đặc biệt là lúa ST5 đưa vào sản xuất với diện tích cao, trong đó có nhiều cánh đồng lớn sử dụng giống này. Do dễ trồng, cho năng suất và giá trị cao nên nhiều hộ nông dân khá lên nhờ trồng giống lúa được công nhận cấp Quốc gia này. Tuy nhiên, thời gian qua giá bán đã giảm nhiều, thậm chí nông dân còn không bán được lúa nên đã có nhiều nông dân bỏ sản xuất giống cấp Quốc gia.
Hơn một tháng nay, nông dân xã Viên Bình huyện Trần Đề phải đối diện với khó khăn lớn khi giá lúa ST - nhất là ST5 bị rớt giá, thậm chí không có thương lái thu mua. Nếu đầu vụ hè – thu vừa rồi, giá lúa tươi ST các loại bán được 5.500 đến 5.800 đ/kg, có khi là 6.400 đến 6.800 đ/kg, nhưng đến nay giá lúa khô ST5 cũng chỉ từ 5.200 đến 5.500 đ/kg. Việc này cũng trái với qui luật là bước vào đầu vụ mới giá lúa phải tăng do không có lúa tươi. Điều đáng lo ngại là hiện nay hầu như không có thương lái đến mua lúa, làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sản xuất của bà con.
Ông Dương Thanh Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Viên Bình, huyện Trần Đề cho biết: “Vụ hè thu vừa rồi có đến hợp đông thu mua nhưng chưa có đưa ra được giá cả mang tính ràng buộc chặc chẻ với nông dân, chỉ hợp đồng với giá thị trường. Nhưng đến giờ này các doanh nghiệp cũng không đến thu mua như hợp đồng ký kết ban đầu, chúng tôi cũng mong rằng các cấp các ngành cũng quan tâm tạo điều kiện cho doanh nghiệp lớn có uy tín đến thu mua để đảm bảo cho sự phát triển cánh đồng mẫu”.
Là chủ vựa lúa hơn 10 năm nay và cũng là chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp 30-4 của ấp Trà Ông, nhưng chưa bao giờ ông Lâm Hùng ngán ngẫm trước tình hình thu mua lúa như hiện nay. Nếu những năm trước, vào thời điểm này, vựa lúa của gia đình ông đã được thương lái mua gần hết, thì hiện tại trong kho của ông vẫn còn tồn hơn 300 tấn lúa. Trong đó ST5 là 150 tấn, còn lại là giống lúa OM 4900. Theo Ông Hùng: những năm trước giá lúa ST luôn cao hơn các loại lúa thơm khác từ 500 đến 1.000đồng/kg, hơn các loại lúa thường là 1.500đồng/kg thì nay giá lúa khô ST cũng chỉ ngang bằng với các giống lúa thơm khác.
Nếu những năm trước vào giai đoạn gần dứt đồng được cho là thời điểm giá lúa ở mức cao nhất thì hiện nay giá lúa không chỉ thấp mà đầu ra cũng đang là trở ngại lớn đối với nông dân. Nếu tình hình này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của người dân Viên Bình. Vậy nguyên nhân vì sao dẫn đến tình trạng không dội chợ mà vẫn rớt giá? Vấn đề này sẽ được phóng viên Đài Truyền hình Sóc Trăng phản ảnh trong những bài việt tiếp theo.
Nguồn bài viết: http://thst.vn/Chi_tiet_tin.aspx?key=3751&keycon=59&lsk=&keyntc=6
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, nghề đánh bắt thủy sản của nước ta vẫn là một nghề hết sức quan trọng, tạo công ăn việc làm cho hơn 400.000 lao động trực tiếp trên biển và hàng triệu nhân khẩu ăn theo các dịch vụ đi kèm khác.
Sáng 12/10, tại Nha Trang, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã tổ chức Hội nghị Khoa học ngành Thủy sản toàn quốc năm 2015 lần thứ VI.

Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức hoàn tất đàm phán, càng gia tăng thêm áp lực phải đổi mới mạnh mẽ ngành chăn nuôi trong nước.

Ngày 12/10, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Phú Yên, cho biết: Hiện nay, tất cả bò bị bệnh lở mồm long móng (LMLM) trong đợt vừa qua đã được điều trị khỏi các triệu chứng lâm sàng, có thể ăn uống, đi lại bình thường.

Theo quy hoạch, đến năm 2020, đàn gia súc của tỉnh Cà Mau đạt 400.000 con trở lên, gia cầm đạt 1,5 triệu con trở lên. Lượng gia súc, gia cầm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của người dân trong tỉnh.