Lúa sạch hữu cơ ST24 đạt tiêu chuẩn ORGANIC USDA & EU

DN Hồ Quang Trí và Tổ hợp tác ấp Thanh Hóa, xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng thực hiện sản xuất lúa ST 24 theo quy trình hữu cơ, áp dụng theo mô hình lúa - tôm...
Ruộng lúa ST24 sản xuất theo quy trình canh tác hữu cơ
Giống lúa ST24 của DN tư nhân Hồ Quang Trí (Sóc Trăng) – Top 3 “Gạo ngon nhất thế giới năm 2017” vừa trải qua quá trình đánh giá, phỏng vấn từ đơn vị chứng nhận Control Union Viet Nam (Co.LTD) đạt tất cả các yêu cầu chỉ số theo tiêu chuẩn từ đồng ruộng, nhà máy và phân tích mẫu lúa để cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn ORGANIC USDA & EU.
Trong năm 2017, DN Hồ Quang Trí và Tổ hợp tác ấp Thanh Hóa, xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng thực hiện sản xuất lúa ST 24 theo quy trình hữu cơ, áp dụng theo mô hình lúa - tôm (mùa khô 2017 nuôi tôm thẻ chân trắng, mùa mưa nuôi tôm càng xanh xen canh ruộng lúa). Có 15 hộ nông dân tham gia sản xuất lúa hữu cơ trên diện tích 9,5ha, trong đó hộ ông Phạm Văn Sơn canh tác 0,5ha. Lúc mới cấy lúa vài ngày lô ruộng của ông Sơn không được đánh giá cao, nhưng tới kỳ thu hoạch đứng đầu bảng năng suất, đạt 6,2 tấn/ha (lúa tươi).
Theo cán bộ kỹ thuật và nông dân trực tiếp tham gia trồng lúa hữu cơ, trước đó đất và nước trong khu vực sản xuất đã được lấy mẫu kiểm tra đạt yêu cầu. Trong quá trình canh tác, đơn vị đánh giá kiểm tra nghiêm ngặt từng lô đất sản xuất; phỏng vấn nghiêm túc 14/15 hộ nông dân (90 điểm) đạt yêu cầu về tính chấp hành kỹ thuật thuật canh tác. Đặc biệt kết quả kiểm tra qua 255 điểm chỉ số đều không phát hiện có dư lượng hoạt chất thuốc BVTV.
Theo DN Hồ Quang Trí, vụ sản xuất lúa ST 24 theo quy trình hữu cơ vừa thu hoạch, sản lượng đạt khoảng 50 tấn lúa. Dự kiến sau quá trình chế biến, đóng gói sản phẩm gạo sạch hữu cơ sẽ kịp chào hàng bán vào dịp chợ tết Mậu Tuất.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, do làm lúa lợi nhuận thấp, nhiều nơi đã chuyển đổi 1 hoặc 2 vụ trồng lúa sang trồng màu các loại như bắp, đậu nành, mè… Dưới đây là một số biện pháp cải tạo đất sau khi trồng màu để trồng lúa thu đông có hiệu quả.

Bệnh do vi khuẩn gây ra và phát triển mạnh trong điều kiện ấm nóng nên ở các tỉnh phía Bắc bệnh xuất hiện từ cuối tháng 3 trở đi và thường gây hại nặng trong vụ lúa mùa. Những năm thời tiết ẩm ướt, nhiều mưa, bão là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh, phát triển.

Triệu chứng chung: Trên vỏ trấu của hạt lúa có những vết lốm đốm mầu nâu, nâu đen… làm cho hạt lúa bị lửng hoặc lép hoàn toàn. Bệnh xuất hiện và gây hại khá phổ biến ở tất cả các vùng trồng lúa của nước ta. Đặc biệt là ở những vụ lúa được gieo trồng và có thời gian trỗ chín rơi vào mùa mưa như vụ hè thu, thu đông, vụ mùa…

Bệnh vàng lụi (còn gọi là bệnh vàng tạm thời hoặc bệnh vàng lá di động) là loại bệnh do vi rút Transitory yellowing gây lên và môi giới truyền bệnh là rầy xanh (Nephotettix cincticeps, N. Nigropictus và N. Viresent). Bệnh này xuất hiện từ năm 1958 và chủ yếu chỉ có ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam.

Kết hợp với các điều kiện ngoại cảnh thường không thuận lợi như mưa nhiều, lúa khó bán và giá thấp, lúa hè thu sản xuất ngay sau vụ đông xuân nên thường bị ngộ độc hữu cơ giai đoạn sớm và đất bị xì phèn làm cho lúa xấu. Vì vậy, để giảm chi phí và tăng năng suất cho lúa thì biện pháp làm đất và bón phân là rất quan trọng.