Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lúa Rớt Giá Thê Thảm, Chất Đống Trong Nhà Dân

Lúa Rớt Giá Thê Thảm, Chất Đống Trong Nhà Dân
Ngày đăng: 29/06/2012

Nông dân tỉnh Quảng Bình chưa kịp mừng vì được mùa lúa vụ đông - xuân thì lại gặp lúc lúa rớt giá thê thảm, bán không được.

Theo thống kê, vụ lúa đông xuân 2011 - 2012 tại Quảng Bình đạt năng suất cao, bình quân khoảng 57,07 tạ/ha (vượt kế hoạch đề ra 3,07 tạ/ha, cao hơn năm trước 1,39 tạ/ha). Cao nhất là huyện Lệ Thủy đạt bình quân gần 63 tạ/ha, sản lượng gần 62.000 tấn. Được mùa là vậy, nhưng hiện nay người nông dân Quảng Bình đang gặp khó khăn vì lúa rớt giá chưa từng thấy.

Ông Nguyễn Quốc Huy - Chủ tịch UBND xã Hoa Thuỷ (Lệ Thuỷ) cho biết, cùng kỳ năm ngoái mỗi tấn thóc được tư thương mua với giá khoảng 7 triệu đồng, nay đã giảm xuống dưới 4,5 triệu đồng. Không ít nông dân trong xã Hoa Thuỷ hiện trong nhà còn tồn đọng hơn 20 tấn thóc từ vụ trước đến nay vẫn chưa bán được. Nếu cộng thêm số thóc của vụ này thì không có chỗ để cất giữ, bảo quản. Còn bán ra với giá như vậy thì nông dân cầm chắc lỗ vì giá phân bón, vật tư thì không giảm.

Bà Nguyễn Thị Tám, ở thôn Ngô Xá, xã Sơn Thuỷ than thở: “Mong đến ngày bán lúa nhưng giá thế này thì lỗ quá, mà cũng không ai mua. Gia đình lại đang cần tiền để trả tiền mua phân bón, đưa con đi thi đại học. Giờ trong nhà còn gần 10 tấn lúa, không bán được”.

Được biết, một trong những nguyên nhân khiến giá lúa giảm là do người dân sản xuất những loại giống chất lượng không cao. Tại huyện Lệ Thủy, nông dân sử dụng các bộ giống lúa để gieo cấy chủ lực là: X21, Xi23, NX30, XT28 (chiếm hơn 81% tổng diện tích gieo cấy); nhóm chất lượng cao gồm: P6, PC6, HT1, IJ352, IR353 - 66 chỉ chiếm khoảng 5%; còn lại là một số bộ giống khác.

Có thể bạn quan tâm

Giá Trị Nuôi Trồng Và Khai Thác Thủy Sản Tháng 2 Đạt 98,5 Tỷ Đồng Giá Trị Nuôi Trồng Và Khai Thác Thủy Sản Tháng 2 Đạt 98,5 Tỷ Đồng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, cơ sở sản xuất giống thủy sản chuẩn bị cải tạo ao, bể ương, lấy nước dự trữ ương nuôi giống, xác định nhu cầu con giống của các địa phương và các vùng lân cận. Xây dựng kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm, để kịp thời cung ứng giống phục vụ người nuôi bảo đảm kịp thời vụ.

03/03/2015
Bình Định Khai Thác, Thu Mua Xuất Khẩu Cá Ngừ Đại Dương Theo Chuỗi Bình Định Khai Thác, Thu Mua Xuất Khẩu Cá Ngừ Đại Dương Theo Chuỗi

Ông Nguyễn Duy Lâm, Trưởng phòng thủy sản (Sở NN&PTNT) cho biết, tỉnh Bình Định đã quyết định loại 4 tàu cá của ông La Tình, ở xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn ra khỏi mô hình khai thác, thu mua xuất khẩu cá ngừ đại dương (CNĐD) theo chuỗi, đồng thời thu hồi 4 bộ thiết bị câu CNĐD theo kiểu Nhật Bản đã lắp đặt trên 4 tàu cá của ngư dân này.

03/03/2015
Nuôi Tôm Theo Hướng VietGAP Nuôi Tôm Theo Hướng VietGAP

Năm 2014, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP do Trung tâm Khuyến nông quốc gia chuyển giao cho nông dân xã Cam Hải Đông (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, để nhân rộng cần có sự quan tâm nhiều hơn của ngành chức năng.

03/03/2015
Nuôi Nai Dưới Tán Rừng Nuôi Nai Dưới Tán Rừng

Dựa vào tán rừng, anh Đỗ Văn Tài (xã An Cư, Tịnh Biên, An Giang) đã khai thác lợi thế để phát triển chăn nuôi nai theo hình thức bán hoang dã, mỗi năm đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng. Đây được xem là cách làm giúp các chủ rừng nâng cao đời sống, góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

03/03/2015
Mùa Ong Hút Mật Mùa Ong Hút Mật

Đồng Tháp Mười có hệ thống rừng tràm phong phú, cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho ong, nên việc nuôi ong của người dân giảm được chi phí thức ăn. Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Tân Công Sính đã thành lập mô hình nuôi ong lấy mật và hỗ trợ vốn cho nhiều hội viên tham gia nuôi ong, giúp cho nhiều người ổn định cuộc sống và làm giàu.

03/03/2015