Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lúa Rớt Giá Thê Thảm, Chất Đống Trong Nhà Dân

Lúa Rớt Giá Thê Thảm, Chất Đống Trong Nhà Dân
Ngày đăng: 29/06/2012

Nông dân tỉnh Quảng Bình chưa kịp mừng vì được mùa lúa vụ đông - xuân thì lại gặp lúc lúa rớt giá thê thảm, bán không được.

Theo thống kê, vụ lúa đông xuân 2011 - 2012 tại Quảng Bình đạt năng suất cao, bình quân khoảng 57,07 tạ/ha (vượt kế hoạch đề ra 3,07 tạ/ha, cao hơn năm trước 1,39 tạ/ha). Cao nhất là huyện Lệ Thủy đạt bình quân gần 63 tạ/ha, sản lượng gần 62.000 tấn. Được mùa là vậy, nhưng hiện nay người nông dân Quảng Bình đang gặp khó khăn vì lúa rớt giá chưa từng thấy.

Ông Nguyễn Quốc Huy - Chủ tịch UBND xã Hoa Thuỷ (Lệ Thuỷ) cho biết, cùng kỳ năm ngoái mỗi tấn thóc được tư thương mua với giá khoảng 7 triệu đồng, nay đã giảm xuống dưới 4,5 triệu đồng. Không ít nông dân trong xã Hoa Thuỷ hiện trong nhà còn tồn đọng hơn 20 tấn thóc từ vụ trước đến nay vẫn chưa bán được. Nếu cộng thêm số thóc của vụ này thì không có chỗ để cất giữ, bảo quản. Còn bán ra với giá như vậy thì nông dân cầm chắc lỗ vì giá phân bón, vật tư thì không giảm.

Bà Nguyễn Thị Tám, ở thôn Ngô Xá, xã Sơn Thuỷ than thở: “Mong đến ngày bán lúa nhưng giá thế này thì lỗ quá, mà cũng không ai mua. Gia đình lại đang cần tiền để trả tiền mua phân bón, đưa con đi thi đại học. Giờ trong nhà còn gần 10 tấn lúa, không bán được”.

Được biết, một trong những nguyên nhân khiến giá lúa giảm là do người dân sản xuất những loại giống chất lượng không cao. Tại huyện Lệ Thủy, nông dân sử dụng các bộ giống lúa để gieo cấy chủ lực là: X21, Xi23, NX30, XT28 (chiếm hơn 81% tổng diện tích gieo cấy); nhóm chất lượng cao gồm: P6, PC6, HT1, IJ352, IR353 - 66 chỉ chiếm khoảng 5%; còn lại là một số bộ giống khác.

Có thể bạn quan tâm

Thời Vụ Nhìn Từ Thành Công Lúa Chạy Lũ Đức Thọ Thời Vụ Nhìn Từ Thành Công Lúa Chạy Lũ Đức Thọ

Điều đáng nói là, cùng với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng và điều kiện canh tác như nhau, trong khi người dân các xã vùng thấp lụt huyện Đức Thọ “lúa đã đầy bồ” thì hầu hết diện tích lúa hè thu của các địa phương trên toàn tỉnh chưa đến kỳ thu hoạch, thậm chí, đến thời điểm này, nhiều diện tích mới trổ bông!

04/09/2014
Hỗ Trợ Vốn Và Kỹ Thuật Tái Canh Cây Cà Phê Hỗ Trợ Vốn Và Kỹ Thuật Tái Canh Cây Cà Phê

Hiện nay, toàn tỉnh Đác Lắc có tổng diện tích cà-phê hơn 202.500ha, trong đó có 190 nghìn ha cà-phê kinh doanh cho thu hoạch với sản lượng khoảng 430 nghìn tấn cà-phê nhân/niên vụ. Tuy nhiên, theo khảo sát, diện tích cà-phê già cỗi cần tái canh từ nay đến năm 2020 lên tới 30.442 ha.

23/08/2014
Dốc Dốc "Hầu Bao" Cho Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Từ bỏ cách làm nông nghiệp truyền thống, hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân và nông dân Lâm Đồng sẵn sàng dốc hầu bao đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC). Điều gì đã khiến cho "làn sóng đầu tư" bùng lên trên vùng đất nam Tây Nguyên này?

23/08/2014
Điểm Tựa Thoát Nghèo Điểm Tựa Thoát Nghèo

Là tổ chức tập hợp và đại diện quyền lợi của người nông dân, Hội Nông dân huyện Nghi Xuân luôn thể hiện chức năng và vai trò của mình trong việc định hướng, hỗ trợ phát triển kinh tế và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Hàng trăm mô hình SXKD của hội viên cho thu nhập cao ra đời, đều có sự song hành của các cấp hội nông dân từ huyện đến cơ sở.

04/09/2014
Lại Chuyện Lại Chuyện "Đầu Ra" Cho Cây Giống Cà Phê!

Nếu như năm ngoái, Trung tâm đã bán hết 250 ngàn cây cà phê thực sinh và 100 ngàn cây cà phê ghép, thì cùng thời điểm này năm nay, 300 ngàn cây cà phê thực sinh vẫn còn tồn lại vườn ươm, chưa thể xuất được. Nếu không xuất cây đúng thời điểm, cũng có nghĩa chất lượng cây giống sẽ giảm.

04/09/2014