Lúa Nội Nhích Giá, Lúa Ngoại Giảm

Tại bến lúa Đường Sứ (xã An Nông, Tịnh Biên) thì lượng lúa Campuchia “nhập” vào cũng giảm cả về lượng lẫn giá so với trước đó.
Theo ghi nhận của PV, ngày 19/3 tại An Giang, giá lúa IR50404 ở các xã Nhơn Hưng, An Phú, thị trấn Tịnh Biên, An Nông (Tịnh Biên) và Vĩnh Gia, Lạc Quới (Tri Tôn) được thương lái thu mua tại ruộng với giá 4.700 – 4.750đ/kg, cao hơn trước đó khoảng 100 – 200đ/kg, các giống lúa hạt dài cũng cao hơn khoảng 200 – 300 đ/kg.
Trong khi đó, tại bến lúa Đường Sứ (xã An Nông, Tịnh Biên) thì lượng lúa Campuchia “nhập” vào cũng giảm cả về lượng lẫn giá so với trước đó. Ông Nguyễn Văn Túc – một DN thu mua lúa Campuchia tại bến lúa này cho biết, nếu như trước thời điểm thu mua lúa tạm trữ, mỗi ngày mua trên 100 tấn lúa ngoại thì nay chỉ hoạt động cầm chừng, mỗi ngày mua chừng vài chục tấn.
Ông Lê Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND xã An Nông cho biết, tại bến lúa Đường Sứ hiện có 11 DN thu mua lúa Campuchia, giải quyết việc làm cho lao động trong và ngoài địa phương trên 500 người. Các công nhân ở đây bình quân mỗi ngày kiếm bình từ 150.000 – 200.000đ/người. “Nếu như trước kia nơi đây thu mua hàng ngàn tấn lúa mỗi ngày thì nay chỉ còn vài trăm tấn lúa"– ông Tâm nói.
Có thể bạn quan tâm

Để phát huy vai trò hệ thống đê bao vùng mía nguyên liệu đang được triển khai tại huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), hiện Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đang thực hiện thí điểm mô hình vuông bơm tập trung tại xã Hiệp Hưng. Tuy mới triển khai, nhưng mô hình đã được ngành chức năng và người dân địa phương đánh giá cao về tính hiệu quả và hứa hẹn nhiều triển vọng trong việc giảm áp lực mía chạy lũ, nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm 2014, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) xây dựng được 18 cánh đồng mẫu lớn, gồm 13 cánh đồng mẫu sản xuất lúa và 5 cánh đồng mẫu sản xuất cây rau màu, vượt 15 cánh đồng so với kế hoạch tỉnh giao.

Dự án này triển khai 3 mô hình: Phát triển cây bắp lai chịu hạn LVN61 phù hợp với điều kiện đầu tư hạn chế của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Thành Sơn; thâm canh tổng hợp tại các xã: Ba Cụm Bắc, Ba Cụm Nam, Sơn Bình, Sơn Hiệp và Thành Sơn; xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp kết hợp trồng xen đậu tại xã Sơn Bình.

Từ năm 2007 đến nay, cây cam trên đất Yên Thành (Nghệ An) đã có sự phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao và được xếp là giống cây chủ lực, nhưng đến nay cam Yên Thành vẫn chưa xây dựng được thương hiệu; bà con trồng cam vẫn loay hoay tự tìm đầu ra cho sản phẩm.

Sở Khoa học và Công nghệ, Liên minh HTX, Sở NN & PTNT tỉnh Hậu Giang vừa có chuyến khảo sát HTX quýt đường Long Trị, ở xã Long Trị, huyện Long Mỹ để hỗ trợ HTX sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Hoạt động này nằm trong đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động HTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014 - 2016, định hướng đến 2020” và đề án 1.000 của tỉnh.