Lúa Nội Nhích Giá, Lúa Ngoại Giảm

Tại bến lúa Đường Sứ (xã An Nông, Tịnh Biên) thì lượng lúa Campuchia “nhập” vào cũng giảm cả về lượng lẫn giá so với trước đó.
Theo ghi nhận của PV, ngày 19/3 tại An Giang, giá lúa IR50404 ở các xã Nhơn Hưng, An Phú, thị trấn Tịnh Biên, An Nông (Tịnh Biên) và Vĩnh Gia, Lạc Quới (Tri Tôn) được thương lái thu mua tại ruộng với giá 4.700 – 4.750đ/kg, cao hơn trước đó khoảng 100 – 200đ/kg, các giống lúa hạt dài cũng cao hơn khoảng 200 – 300 đ/kg.
Trong khi đó, tại bến lúa Đường Sứ (xã An Nông, Tịnh Biên) thì lượng lúa Campuchia “nhập” vào cũng giảm cả về lượng lẫn giá so với trước đó. Ông Nguyễn Văn Túc – một DN thu mua lúa Campuchia tại bến lúa này cho biết, nếu như trước thời điểm thu mua lúa tạm trữ, mỗi ngày mua trên 100 tấn lúa ngoại thì nay chỉ hoạt động cầm chừng, mỗi ngày mua chừng vài chục tấn.
Ông Lê Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND xã An Nông cho biết, tại bến lúa Đường Sứ hiện có 11 DN thu mua lúa Campuchia, giải quyết việc làm cho lao động trong và ngoài địa phương trên 500 người. Các công nhân ở đây bình quân mỗi ngày kiếm bình từ 150.000 – 200.000đ/người. “Nếu như trước kia nơi đây thu mua hàng ngàn tấn lúa mỗi ngày thì nay chỉ còn vài trăm tấn lúa"– ông Tâm nói.
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi dông ở huyện Đông Hòa (Phú Yên) hình thành từ năm 2005, hiện đang mang lại nguồn thu ổn định cho nhiều gia đình, dù chỉ nuôi được ở vùng đất cát.

Khoảng một triệu người ở châu Á kiếm sống từ nuôi tôm. Tại Việt Nam, xuất khẩu tôm đem lại 2,4 tỷ USD trong năm 2011 – tương đương hơn một phần sáu tổng giá trị sản lượng tôm ở châu Á cùng năm đó.

Sáng 29.11, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp bàn, tìm cách giải quyết dứt điểm tình trạng nuôi tôm thẻ chân trắng tràn lan, tự phát tại các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Quang chủ trì.

Các nhà quản lý và chuyên gia nông nghiệp cho rằng, ứng dụng công nghệ cao mới giúp phát triển ngành công nghiệp bò sữa ở Việt Nam.

Đầu tháng 10-2013, tổng đàn bò toàn tỉnh có trên 82.800 con, tăng trên 3.470 con so cùng kỳ năm trước. Các địa phương có số lượng đàn bò tăng nhanh theo mô hình “2b” vẫn là các xã, thị trấn vùng cù lao Giêng và cù lao Ông Chưởng (Chợ Mới), với trên 21.260 con, vượt 28,8% kế hoạch và tăng 23% so năm 2012.